6 Kinh nghiệm “vàng” chọn đèn phòng ngủ đảm bảo sức khỏe, thẩm mỹ cho gia đình

03/11/2022

Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày học tập, làm việc. Vì thế, việc chọn đèn phòng ngủ cần đáp ứng những yêu cầu riêng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn chọn và bố trí đèn phòng ngủ hợp lý nhất!

Xem thêm: Bóng đèn nhà vệ sinh dùng công suất từ 18w - 4 loại đèn sử dụng phổ biến

1. 5 lý do bạn việc chọn đèn phòng ngủ rất quan trọng 

Việc lựa chọn đèn LED phòng ngủ phù hợp mang lại cho người dùng nhiều lợi ích như:

  • Đảm bảo giấc ngủ ngon: Các nghiên cứu đều cho thấy ánh sáng có thể tác động tới chất lượng giấc ngủ của con người. Ánh sáng đèn ngủ ấm áp, nhẹ nhàng sẽ giúp người dùng cảm thấy được thư giãn, ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Tạo không gian ấm cúng, dễ chịu: Đèn phòng ngủ hiện nay thường có ánh sáng vàng nên có thể mang đến không gian ấm áp, lãng mạn và cảm giác dễ chịu cho người dùng.
  • Tốt cho sức khỏe, thị giác: Ánh sáng đèn ngủ dịu nhẹ, có thể điều chỉnh cường độ sáng theo nhu cầu nên tốt cho sức khỏe và thị giác người dùng.
  • Thể hiện phong cách riêng cho gia chủ: Ánh sáng cần có sự kết hợp hài hòa với bố cục nội thất để khắc họa được phong cách của căn phòng, giúp phòng ngủ thêm sang trọng và khẳng định dấu ấn riêng của gia chủ.
  • Phục vụ tiện lợi cho nhu cầu sinh hoạt: Đèn ngủ cung cấp ánh sáng với cường độ khác nhau giúp người dùng dễ dàng thực hiện các hoạt động thường ngày như đọc sách, báo, thư giãn, đi lại, sinh hoạt khi trời tối…Với những vai trò quan trọng như trên, việc chọn và sử dụng các loại đèn phòng ngủ phù hợp là rất cần thiết.

Chọn đèn phòng ngủ phù hợp mang đến không gian nghỉ ngơi ấm cúng

Chọn đèn phòng ngủ phù hợp mang đến không gian nghỉ ngơi ấm cúng

2. 5 loại đèn phù hợp phòng ngủ phổ biến hiện nay

Hiện nay, có 5 loại đèn thường được sử dụng trong phòng ngủ là đèn bàn, đèn cây, đèn âm trần, đèn ốp trần và đen tường. Mỗi loại đèn ngủ này đều mang trong mình đặc điểm riêng, phù hợp với vị trí và chức năng chiếu sáng khác nhau.

1.1. Đèn ngủ để bàn

Đèn để bàn là loại đèn phổ biến nhất hiện nay và có mặt ở hầu hết các căn phòng ngủ. Loại đèn này có thiết kế nhỏ gọn, mẫu mã đẹp, đa dạng, phù hợp với nhiều không gian phòng ngủ khác nhau. 

Đèn thường được đặt trên bàn, cạnh đầu giường, dùng để chiếu sáng tập trung khi đọc sách, báo, thư giãn, ngủ nghỉ và trang trí. Tùy theo kiểu dáng, chất liệu, chất lượng, giá đèn để bàn phòng ngủ dao động trong khoảng 100.000 – 300.000 đồng.

Đèn để bàn mang tới nguồn ánh sáng ấm áp giúp người dùng ngủ sâu giấc hơn

Đèn để bàn mang tới nguồn ánh sáng ấm áp giúp người dùng ngủ sâu giấc hơn

1.2. Chọn đèn phòng ngủ dạng cây đứng

Xu hướng sử dụng đèn cây đứng trong phòng ngủ đang dần thịnh hành vài năm gần đây. Đây là loại đèn cao từ 1,5 – 1,8m, có thể điều chỉnh độ cao và di chuyển dễ dàng.

Đèn cây đứng thường được bố trí ở góc phòng với mục đích chính là cung cấp ánh sáng tập trung để người dùng sinh hoạt, đọc sách, báo. Bên cạnh đó, đèn cây đứng cũng được dùng để trang trí, giúp phòng ngủ trông hiện đại và tiện nghi hơn. Giá đèn cây đứng thường cao hơn đèn để bàn và dao động trong khoảng 1.000.000 – 4.000.000 đồng/đèn.

Đèn cây đứng tăng cường ánh sáng tập trung cho phòng ngủ để đọc sách báo

Đèn cây đứng tăng cường ánh sáng tập trung cho phòng ngủ để đọc sách báo

1.3. Chọn đèn phòng ngủ dạng âm trần

Sử dụng đèn âm trần trong phòng ngủ là xu hướng mới của các căn hộ, nhà ở hiện đại. Khác với hai loại đèn trên, đèn âm trần có thiết kế nằm trọn trong trần nhà giúp tiết kiệm diện tích hiệu quả, phù hợp với cả các không gian có chiều cao hạn chế.

Đèn âm trần thường có khả năng chiếu sáng lớn với lượng ánh sáng chiếu từ trên thẳng xuống dưới. Vì thế, đèn âm trần thường được lắp xung quanh trần và đóng vai trò là lớp ánh sáng môi trường, cung cấp toàn bộ ánh sáng cho không gian phòng ngủ phía dưới để người dùng sinh hoạt. Giá đèn âm trần phòng ngủ dao động từ 100.000 – 300.000 đồng/đèn.

Đèn âm trần thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích, cung cấp toàn bộ ánh sáng cho phòng ngủ

Đèn âm trần thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích, cung cấp toàn bộ ánh sáng cho phòng ngủ (Nguồn: internet)

1.4. Chọn đèn phòng ngủ kiểu ốp trần

Tương tự như đèn âm trần, đèn ốp trần thường được sử dụng trong các phòng ngủ hiện đại. Đèn lắp sát trần, chiếu ánh từ trên xuống, tỏa sáng xuống không gian phòng ngủ. Tuy nhiên, so với đèn âm trần, đèn ốp trần thường có kích thước lớn và kiểu dáng đa dạng hơn. Toàn bộ đèn được lắp nổi trên bề mặt trần. Ánh sáng đèn không chỉ chiếu thẳng mà còn có thể khuếch tán khắp không gian phòng ngủ.

Đèn ốp trần thường được bố trí ở giữa phòng ngủ và đóng vai trò là lớp ánh sáng môi trường cung cấp cho toàn bộ không gian. Giá đèn ốp trần phòng ngủ từ 150.000 – 3.100.000 đồng/đèn.

Đèn ốp trần có khả năng chiếu sáng thẳng từ trên xuống

Đèn ốp trần có khả năng chiếu sáng thẳng từ trên xuống, khuếch tán rộng đóng vai trò là lớp ánh sáng môi trường của phòng ngủ (Nguồn: internet)

1.5. Chọn đèn phòng ngủ dạng gắn tường

Đèn gắn tường kích thước nhỏ gọn, thiết kế đơn giản hoặc kiểu cách, phù hợp với các căn phòng ngủ nhỏ, muốn tiết kiệm diện tích. Đèn thường được bố trí ở hai bên tường phía trên hoặc đối diện giường ngủ, góc tường, nơi hay đi lại, cách mặt đất khoảng 1,8 m. 

Loại đèn này có ánh sáng dịu nhẹ và chỉ có thể chiếu sáng trong phạm vi nhỏ, dùng để làm đèn ngủ hay trang trí. Ánh sáng đèn phản chiếu lên vách tường sẽ tạo nên không gian huyền ảo, lãng mạn. Giá đèn tường phòng ngủ dao động trong khoảng 150.000 – 1.000.0000 đồng/đèn.

Đèn gắn tường giúp tiết kiệm diện tích cung cấp ánh sáng cho một khu vực nhỏ

Đèn gắn tường giúp tiết kiệm diện tích cung cấp ánh sáng cho một khu vực nhỏ (Nguồn: internet)

2. Kinh nghiệm lựa chọn đèn phòng ngủ đảm bảo thẩm mỹ, tốt cho sức khỏe

Để chọn được mẫu đèn phòng ngủ vừa đẹp vừa hữu ích, tốt cho sức khỏe, bạn nên căn cứ vào các tiêu chí như mục đích sử dụng, màu và chất lượng ánh sáng, tiêu chuẩn an toàn quang sinh học, kích thước và kiểu dáng đèn, điện năng tiêu thụ…

2.1. Chọn đèn phòng ngủ tùy mục đích sử dụng

Trước tiên, bạn nên căn cứ vào nhu cầu sử dụng mà chọn loại đèn phòng ngủ phù hợp. Ví dụ nếu muốn chiếu sáng cho toàn bộ không gian, bạn chọn đèn âm trần, ốp trần, tube. Nếu muốn chiếu sáng tập trung ở một khu vực trong phòng ngủ, bạn có thể chọn đèn bàn, đèn cây. Nếu muốn chiếu sáng trang trí cho phòng ngủ, bạn có thể chọn đèn chùm, đèn tường…

2.2. Chọn đèn phòng ngủ dựa vào nhiệt độ ánh sáng

Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi, thư giãn. Vì thế, bạn nên chọn ánh sáng trung tính dịu nhẹ hoặc ánh sáng vàng ấm áp để tạo cảm giác được thư giãn, tốt cho mắt và giấc ngủ. Trong đó, đèn ngủ ánh sáng vàng là lựa chọn tối ưu nhất.

Bạn nên chọn ánh sáng vàng cho phòng ngủ để mang đến cảm giác được thư giãn, nghỉ ngơi

Bạn nên chọn ánh sáng vàng cho phòng ngủ để mang đến cảm giác được thư giãn, nghỉ ngơi (Nguồn: internet)

2.3. Quan tâm đến chất lượng ánh sáng 

Bên cạnh màu sắc, khi chọn đèn phòng ngủ, bạn cũng cần quan tâm đến các yếu tố liên quan đến chất lượng ánh sáng như quang thông, công suất, chỉ số hoàn màu…

  • Quang thông: Bạn nên chọn đèn cho phòng ngủ có chỉ số Lumens thấp (từ 230 – 440 lm) để tạo một không gian có ánh sáng dễ chịu.
  • Công suất phù hợp: Với lớp sáng môi trường (ánh sáng chiếu tỏa cả phòng), bạn nên chọn đèn có công suất từ 7 – 15 W. Với lớp ánh sáng tập trung và ánh sáng trang trí, bạn chọn đèn có công suất từ 3 – 6 W.
  • Chỉ số hoàn màu: Chỉ số hoàn màu càng cao thì khả năng phản ánh màu sắc vật thể được chiếu tới càng lớn. Bạn nên chọn đèn phòng ngủ có chỉ số hoàn trên 80 để màu sắc vật thể trong phòng ngủ bị biến đổi không đáng kể, trông sống động, rõ nét với độ tương phản cao.
  • Nguồn LED hạn chế ánh sáng xanh: Vì ánh sáng LED xanh là màu ánh sáng không tốt cho mắt và có thể ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ.

Đèn phòng ngủ cần có chất lượng ánh sáng tốt để soi rõ vật thể và mang tới cảm giác dễ chịu

Đèn phòng ngủ cần có chất lượng ánh sáng tốt để soi rõ vật thể và mang tới cảm giác dễ chịu (Nguồn: internet)

2.4. Đáp ứng tiêu chuẩn an toàn quang sinh học

Không chỉ có chất lượng ánh sáng tốt, đèn phòng ngủ còn phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn quang sinh học, dịu nhẹ và tốt cho mắt. Đèn không được phát ra các tia tử ngoại, hồng ngoại gây hại cho sức khỏe người dùng.

2.5. Kích thước, kiểu dáng thiết kế đèn phù hợp với nội thất

Ngoài ra, khi chọn đèn phòng ngủ, bạn cũng cần quan tâm đến mối tương quan giữa kích thước, kiểu dáng đèn với không gian nội thất.

  • Kích thước: Tránh chọn đèn ngủ quá nhỏ làm nguồn sáng chính vì sẽ gây ra tình trạng mất cân xứng, không đủ ánh sáng cung cấp cho không gian. Đồng thời, tránh chọn đèn quá to khiến không gian phòng ngủ trở nên chật chội, bí bách.
  • Kiểu dáng: Tùy theo phong cách thiết kế và cách trang trí của phòng ngủ mà bạn chọn loại đèn có kiểu dáng phù hợp. Đối với phòng ngủ thiết kế theo phong cách cổ điển, tân cổ điển, bạn nên chọn đèn cầu kỳ, kiểu cách với các họa tiết trang trí tinh xảo. Còn đối với phòng ngủ phong cách hiện đại, bạn nên chọn đèn kiểu dáng đơn giản, gọn gàng, độc đáo, mới lạ.

Đèn phòng ngủ hòa hợp với phong cách thiết kế chủ đạo tạo nên không gian sống hoàn mỹ

Đèn phòng ngủ cần có chất lượng ánh sáng tốt để soi rõ vật thể và mang tới cảm giác dễ chịu (Nguồn: internet)

2.6. Điện năng tiêu thụ

Cuối cùng, bạn nên chọn đèn phòng ngủ cung cấp lượng ánh sáng đủ dùng,  tiêu thụ điện ít để giảm chi phí sinh hoạt mỗi tháng. Trong các loại đèn hiện nay, đèn LED có khả năng tiết kiệm điện hơn cả. Loại đèn này có thể tiết kiệm tới 50% năng lượng so với đèn huỳnh quang và 89% năng lượng so với đèn sợi đốt. Nhờ đó, người dùng sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí thắp sáng trong phòng ngủ.

3. 4 sai lầm thường gặp khi chọn đèn phòng ngủ

Khi chọn đèn cho phòng ngủ, người dùng hay gặp phải các sai lầm dưới đây:

  • Chọn sai loại đèn: Một số người chọn đèn có ánh sáng xanh cho phòng ngủ. Đây là màu ánh sáng mới lạ nhưng dễ gây mất ngủ, không tốt cho mắt.
  • Lắp đèn quá nhiều màu sắc: Những chiếc đèn màu sắc làm cho phòng ngủ trông nổi bật, bắt mắt và thu hút ngay từ đầu. Nhưng trong quá trình sử dụng, những màu sắc này có thể gây nhức mắt, ảnh hưởng đến việc thư giãn, ngủ nghỉ của người dùng.
  • Kiểu dáng, thiết kế đèn không phù hợp với không gian nội thất phòng ngủ: Điều này sẽ gây mất thẩm mỹ cho phòng ngủ và tạo cảm giác không thoải mái cho chủ nhân căn phòng.
  • Lắp đèn ở vị trí không phù hợp: Một số người thường lắp đèn trang trí ở ngay đầu giường. Tuy nhiên, đây là vị trí không nên lắp đèn. Bởi ánh sáng đèn ở vị trí này sẽ đè nặng lên tâm lý, làm người dùng chói mắt, khó ngủ, không cảm thấy được thư giãn. Để biết được vị trí trong phòng ngủ lắp đèn phù hợp, bạn có thể tham khảo ở phần 5 trong bài viết này.

Nên chọn đèn tăng tính thẩm mỹ cho phòng ngủ

Nên chọn đèn có màu sắc, kích thước, kiểu dáng hài hòa với nội thất và bố trí hợp lý để chiếu sáng hiệu quả và tăng tính thẩm mỹ cho phòng ngủ (Nguồn: internet)

4. Cách tính số lượng đèn trong phòng ngủ

Bên cạnh loại đèn, bạn cũng cần tính toán đến số lượng đèn sử dụng để đảm bảo ánh sáng cho phòng ngủ. Tùy theo từng lớp ánh sáng mà bạn lựa chọn số đèn phù hợp.

4.1. Đối với lớp ánh sáng môi trường

Ánh sáng môi trường là lớp ánh sáng chính của phòng ngủ. Đối với lớp ánh sáng môi trường, bạn cần sử dụng các loại đèn có khả năng chiếu sáng rộng, tổng thể cho cả căn phòng như downlight âm trần, nổi trần, tube

Sau khi lựa chọn loại đèn, bạn có thể sử dụng công cụ tính toán của Phenikaa tại link https://phenikaalighting.com/cong-cu-tinh-toan để tính số đèn dùng cho lớp ánh sáng môi trường.

Hoặc bạn tính số lượng đèn cần dùng tính theo công thức

Tổng số đèn cần dùng = (100 lux x Diện tích phòng / (Hệ số phản xạ x Chỉ số quang thông của đèn)

Trong đó: 100 lux là độ rọi tiêu chuẩn cho phòng ngủ

Ví dụ: Phòng ngủ trần thạch cao có diện tích 20 m2, hệ số phản xạ 0,9. Nếu sử dụng đèn LED Downlight âm trần 9W quang thông 800 lm thì bạn cần: (100 x 20 ) / (0,9 x 800) = 2,7 (bóng). Ta làm tròn lên là 3 bóng.

Tính toán số lượng đèn Downlight âm trần sử dụng hợp lý dựa trên diện tích, độ rọi phòng ngủ, hệ số phản xạ của trần và quang thông đèn

Tính toán số lượng đèn Downlight âm trần sử dụng hợp lý dựa trên diện tích, độ rọi phòng ngủ, hệ số phản xạ của trần và quang thông đèn (Nguồn: internet)

4.2. Đối với lớp ánh sáng tập trung

Ánh sáng tập trung là lớp ánh sáng giúp chiếu sáng chi tiết hơn vào một khu vực trong phòng ngủ để đọc sách, báo, trang điểm…Với lớp ánh sáng này, bạn có thể sử dụng 1 hoặc 2 chiếc đèn bàn ở đầu giường hay 1 đèn cây ở góc phòng. Nếu phòng ngủ có diện tích nhỏ, bạn chỉ nên bày 1 chiếc đèn bàn. Nếu phòng ngủ diện tích lớn, bạn nên để hai chiếc đèn bàn ở 2 bên đầu giường để  trông cân đối hơn.

Đối với phòng ngủ lớn, bạn nên bố trí 2 chiếc đèn bàn ở hai bên đầu giường để tạo nên vẻ đẹp hài hòa, cân đối

Đối với phòng ngủ lớn, bạn nên bố trí 2 chiếc đèn bàn ở hai bên đầu giường để tạo nên vẻ đẹp hài hòa, cân đối (Nguồn: internet)

4.3. Đối với lớp ánh sáng trang trí

Ánh sáng trang trí là lớp ánh sáng chỉ tập trung vào một vật thể, khu vực nhỏ và dùng làm điểm nhấn để phòng ngủ trông đẹp hơn. Với lớp ánh sáng này, bạn lắp đèn gắn tường ở hai bên giường. Số lượng đèn tường có thể ít hoặc nhiều nhưng nên chọn số chẵn và lắp đặt cân đối theo vị trí giường hoặc phòng ngủ.

Bạn có thể dùng thêm đèn nháy trang trí cho phòng ngủ bắt mắt hơn. Tuy nhiên, tránh treo quá nhiều vì sẽ gây rối mắt.

Đèn thả gắn tường lắp hai bên đầu giường tạo nên điểm nhấn trang trí ấn tượng cho phòng ngủ

Đèn thả gắn tường lắp hai bên đầu giường tạo nên điểm nhấn trang trí ấn tượng cho phòng ngủ (Nguồn: internet)

5. Mẹo bố trí đèn trong phòng ngủ hợp lý 

Sau khi đã tính toán được loại đèn, số đèn sử dụng, bạn bố trí đèn trong phòng ngủ theo hướng dẫn dưới đây:

Lưu ý đến vị trí công tắc

Bạn nên bố trí ít nhất 2 công tắc ở những vị trí sau:

  • 1 công tắc đèn chiếu sáng chung ở sát cửa ra vào để khi vừa vào phòng bạn có thể bật điện luôn hay tắt hết điện khi ra ngoài.
  • 1 công tắc đèn ở cạnh đầu giường để khi ngủ, bạn chỉ cần với tay là tắt được luôn.

Vị trí lắp đèn

  • Đèn gắn tường ở 2 bên hông tường cuối giường hoặc đầu giường, tốt nhất là cách đầu giường từ 30 – 50 cm. Cách bố trí này giúp mang tới nguồn ánh sáng dễ chịu nhưng vẫn đảm bảo việc di chuyển trong phòng.
  • Đèn ốp trần và đèn chùm có thể gắn trên trần nhà ở gần cuối giường.
  • Đèn bàn được đặt trên kệ/tab đầu giường/bàn cạnh đầu giường.
  • Đèn treo thả đặt ở vị trí 2 bên đầu giường.
  • Đèn âm trần lắp đều quanh các mép tường phía trên giường theo phương thẳng đứng với khoảng cách khoảng 1 – 1,2m.

Bố trí đèn trong phòng ngủ hợp lý giúp tối ưu nguồn sáng, tăng tính thẩm mỹ cho không gian và sinh hoạt thuận tiện

Bố trí đèn trong phòng ngủ hợp lý giúp tối ưu nguồn sáng, tăng tính thẩm mỹ cho không gian và sinh hoạt thuận tiện

Như vậy, khi chọn đèn phòng ngủ, bạn cần quan tâm đến nhiều yếu tố như mục đích sử dụng, kích thước, kiểu dáng, màu ánh sáng, công suất đèn, chất lượng ánh sáng, độ an toàn, khả năng tiết kiệm điện. Đồng thời, bạn phải bố trí đèn ở vị trí tối ưu để vừa cung cấp đủ ánh sáng giúp sinh hoạt thuận tiện vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, mang tới cảm giác dễ chịu, thư thái, dễ chìm sâu vào giấc ngủ.

Trong quá trình chọn lựa và bố trí đèn phòng ngủ, nếu cần tư vấn thêm, bạn hãy liên hệ với Phenikaa Lighting cùng theo số hotline 1900 3336 hoặc email info_lighting@phenikaa.com để được hỗ trợ.