Bóng đèn nhà vệ sinh dùng công suất từ 18w - 4 loại đèn sử dụng phổ biến

02/09/2022

Lựa chọn bóng đèn nhà vệ sinh không hề đơn giản dù rằng đây là khu vực có diện tích nhỏ nhất trong nhà. Bởi vì, đây là không gian có diện tích nhỏ nên thường không cần lắp đặt quá nhiều bóng đèn hoặc không nên lắp nhiều đèn có công suất cao sẽ gây lãng phí và chói lóa,... 

Đối với đèn nhà vệ sinh, chuyên gia Phenikaa Lighting khuyên bạn nên chọn bóng đèn LED. Lý do sẽ được giải đáp ngay trong bài viết cùng với những lưu ý về công suất,  màu sắc ánh sáng, và gợi ý kiểu dáng phù hợp nhất với không gian sinh hoạt này.

Xem thêm: Các mẫu bóng đèn cầu thang chiếu sáng trang trí đẹp nhất, giá tốt nhất

1. 5 tiêu chí chọn loại bóng đèn nhà vệ sinh?

Trước khi tìm một loại đèn cụ thể cho không gian nhà vệ sinh, bạn cần xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn như sau:

  • Nhu cầu sử dụng: 

Với nhà vệ sinh công cộng thường xuyên tiếp đón nhiều người ra vào sử dụng hay bật tắt hoặc cần phải bật đèn xuyên suốt cả ngày, bạn nên chọn đèn LED. Vì đây là loại đèn tiết kiệm điện, tuổi thọ cao, đáp ứng được nhiều lần tắt bật. 

Với nhà vệ sinh gia đình, có nhu cầu bật và tắt trong thời gian ngắn, cần sáng nhanh thì nên chọn đèn LED vì đèn LED có thể sáng sau khoảng 0,5s.

  • Khả năng chống ẩm cao: Đặc thù của nhà vệ sinh là ẩm ướt, hay có hơi nước, nước bắn, dễ gây ẩm mốc. Hơi nước có thể ngấm vào chip, ảnh hưởng tới tuổi thọ của đèn LED, gây hỏng bóng, chập cháy, hở điện, mất an toàn,… Vì thế, bạn cần chọn loại đèn có khả năng chống ẩm cho nhà vệ sinh.
  • Diện tích
    • Đối với những căn phòng diện tích nhỏ, khoảng cách từ trần tới sàn thấp, lựa chọn đèn LED âm trần/nổi trần là phương án tối ưu. Vì loại đèn này có kích thước nhỏ gọn, gắn sát với trần nên giúp tiết kiệm diện tích hơn.
    • Với nhà vệ sinh diện tích rộng, bên cạnh đèn LED downlight, bạn có thể sử dụng đèn bulb, đèn tube, đèn spotlight cho khu vực cần thêm ánh sáng như lavabo, bồn tắm,...
  • Loại trần: Với trần bê tông, bạn nên chọn đèn ốp trần, đèn tube hoặc tube bán nguyệt, đèn bulb để dễ lắp đặt. Còn với trần thạch cao, nhựa, nhôm khoét được, bạn có thể cân nhắc chọn đèn âm trần.
  • Phong cách thiết kế: Nhà vệ sinh phong cách hiện đại thường thiết kế đơn giản nên bạn có thể chọn đèn âm trần, nổi trần hoặc đèn bulb, tube kiểu dáng cơ bản. Đối với nhà vệ sinh phong cách cổ điển, tân cổ điển có đặc trưng thiên về thiết kế cầu kỳ, bạn cần sử dụng đèn spotlight cách điệu để tạo sự đồng bộ và tôn nên vẻ xưa cũ.

Chọn bóng đèn nhà vệ sinh phù hợp với phong cách thiết kế sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian sử dụng

Chọn bóng đèn nhà vệ sinh phù hợp với phong cách thiết kế sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian sử dụng

2. Công suất bóng đèn nhà vệ sinh từ 18W - 23W

Bên cạnh chủng loại, bạn cũng cần lưu ý đến công suất khi chọn đèn cho nhà vệ sinh. Bởi việc lắp quá ít đèn công suất thấp có thể gây tối, sinh hoạt bất tiện. Còn lắp quá nhiều đèn công suất cao thì lãng phí. Tốt nhất bạn nên dựa vào diện tích của nhà vệ sinh để chọn công suất bóng đèn và số lượng phù hợp. Dưới đây là gợi ý một vài phương án chọn lựa:

  • Diện tích 2,5m - 3m2: Sử dụng 1 bóng đèn 18W
  • Diện tích từ 4 - 6m2: Sử dụng 1 bóng đèn 23W
  • Diện tích t ừ 10 - 12m2: Sử dụng 5 bóng đèn 18 W

Diện tích

Công suất

Số lượng bóng đèn

2,5 – 3m2

18W

1

4 – 6m2

23W

1

10 – 12m2

18W

5

Để tính được số lượng đèn cần dùng trong nhà vệ sinh, bạn có thể sử dụng công cụ tính toán của Phenikaa Lighting tại mục Công cụ tính số lượng đèn trên website Phenikaa Lighting. 

Khi lắp bóng đèn nhà vệ sinh, bạn cần tính toán đến công suất và số lượng đèn sử dụng để đảm bảo ánh sáng

Khi lắp bóng đèn nhà vệ sinh, bạn cần tính toán đến công suất và số lượng đèn sử dụng để đảm bảo ánh sáng (Nguồn: internet)

3. Lưu ý về màu ánh sáng cho bóng đèn nhà vệ sinh

Màu sắc ánh sáng cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi chọn bóng đèn cho nhà vệ sinh. Khi chọn màu ánh sáng của bóng đèn, bạn cần dựa vào nhu cầu và sở thích của bản thân

  • Muốn nghỉ ngơi thư giãn: Bạn nên chọn màu ánh sáng vàng để tạo cảm giác dịu mắt, ấm áp, dễ chịu.
  • Nhu cầu chiếu sáng đơn giản: Bạn có thể chọn 1 trong 3 màu ánh sáng là vàng, trung tính, trắng.
  • Nhu cầu chiếu sáng rõ nét: Bạn nên chọn đèn có ánh sáng trắng để soi rõ vật thể, sinh hoạt thuận tiện, dễ dàng hơn.

den-am-tran-lap-nha-ve-sinh.jpg

Chọn bóng đèn nhà vệ sinh ánh sáng trắng sẽ giúp chiếu sáng các vật thể trong không gian, sinh hoạt thuận tiện hơn

4. 4 mẫu bóng đèn nhà vệ sinh đẹp phổ biến hiện nay

Hiện nay, có 4 dòng đèn LED thường được lắp đặt trong nhà vệ sinh là:

Đèn LED Downlight âm trần

Loại đèn Downlight này thiết kế nhỏ gọn với phần đáy được lắp chìm ở bên trong trần nhà, chỉ có bề mặt lộ ra ngoài nên giàu tính thẩm mỹ, tiết kiệm tối đa diện tích. Ánh sáng đèn chiếu thẳng xuống không gian nên giúp chiếu sáng tập trung.

Đèn LED downlight âm trần giúp chiếu sáng tập trung cho nhà vệ sinh

Đèn LED Downlight âm trần giúp chiếu sáng tập trung cho nhà vệ sinh

Đèn LED Downlight nổi trần

Tương tự như đèn LED âm trần, đèn LED nổi trần cũng lắp sát trần nhà nên tiết kiệm diện tích. Tuy nhiên, cả phần đáy và bề mặt đều lộ ra bên ngoài, không cần khoét lỗ nên dễ lắp đặt hơn. Đèn có thể chiếu thẳng và tỏa đều khắp không gian, khuếch tán ra mọi phía giúp chiếu sáng tập trung và tạo hiệu quả trang trí.

Đèn Downlight nổi trần lắp trong nhà vệ sinh

Đèn Downlight nổi trần của Phenikaa Lighting lắp đặt trong không gian phòng tắm sang trọng 

Đèn LED bulb (tròn)

Dòng đèn LED bulb này thường được lắp trong khu vực cần nhiều ánh sáng hơn như bồn tắm, lavabo,... Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về chiều cao của trần khi thiết kế và lắp đặt để tránh có quá nhiều bóng đèn treo ở trần gây cảm giác vướng víu, chật chội cho không gian.

Đèn LED bulb kết hợp với phần bảo vệ được cách điệu bên ngoài tạo nên vẻ sang trọng cho không gian nhà vệ sinh theo phong cách quý tộc

Đèn LED bulb kết hợp với phần bảo vệ được cách điệu bên ngoài tạo nên vẻ sang trọng cho không gian nhà vệ sinh theo phong cách quý tộc

Đèn LED Tube, Tube bán nguyệt

Dáng đèn dài giúp chiếu sáng ở khu vực rộng hơn. Đèn lắp sát trần nên không lấn chiếm nhiều không gian.

Đèn LED tube được lắp sát gương phản xạ ánh sáng khiến cho khu vực bồn rửa trở nên sáng và rộng hơn

Đèn LED tube được lắp sát gương phản xạ ánh sáng khiến cho khu vực bồn rửa trở nên sáng và rộng hơn (Nguồn: internet)

5. Hướng dẫn mua và lắp đặt đèn trong nhà vệ sinh

Dù chọn dòng đèn LED nào trong 4 loại nêu trên, bạn cũng cần lưu ý những điều sau khi lắp để đảm bảo tuổi thọ cho đèn và an toàn cho người thực hiện:

  • Vị trí lắp đặt đèn: Lắp đặt đèn sát trần, tránh những vị trí có độ ẩm cao, đường nước từ vòi hoa sen.
  • Trước khi lắp đặt: Bạn cần ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn.
  • Trong quá trình lắp đặt: Giữ tay khô hoặc sử dụng găng tay. Đối với đèn LED Tube, Tube bán nguyệt, bạn nên cầm vào phần nhựa trắng phía dưới, gần chuôi đèn, không nắm vào phần bóng.

Khi lắp đặt đèn nhà vệ sinh, bạn cần tránh nơi có độ ẩm cao, hay tiếp xúc trực tiếp với nước

Khi lắp đặt đèn nhà vệ sinh, bạn cần tránh nơi có độ ẩm cao, hay tiếp xúc trực tiếp với nước (Nguồn: internet)

Trên đây là những lưu ý cơ bản khi lựa chọn bóng đèn nhà vệ sinh. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn được loại bóng phù hợp để đáp ứng nhu cầu sử dụng và tăng tính thẩm mỹ cho không gian nhà vệ sinh.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về cách chọn bóng đèn nhà vệ sinh và các sản phẩm phù hợp, vui lòng liên hệ với Phenikaa Lighting theo số hotline 1900 3336 để được tư vấn tận tình nhất nhé!