Giải pháp chống ô nhiễm ánh sáng

24/02/2022

Khi xã hội tiếp tục đô thị hóa nhanh chóng, vấn đề ô nhiễm ánh sáng gia tăng trên toàn cầu. Lượng ánh sáng dư thừa từ các tòa nhà, đèn đường... không chỉ gây phiền toái mà còn là thủ phạm gây lãng phí năng lượng, phá vỡ hệ sinh thái và có tác động xấu đến sức khỏe con người.

Ô nhiễm ánh sáng là một trong những “tác dụng phụ” của quá trình đô thị hóa gây ảnh hướng đến sức khỏe, phá vỡ hệ sinh thái và mất mỹ quan đô thị.  Quá trình này xảy ra do sự hiện diện của các loại hình ánh sáng nhân tạo trong môi trường và càng trở nên trầm trọng hơn khi con người sử dụng ánh sáng quá mức, sai mục đích hay không kiểm soát được độ rọi của thiết bị chiếu sáng trong không gian.

image1.jpg

(Nguồn: Internet)

Việc dư thừa lượng ánh sáng không cần thiết vào ban đêm hay ánh sáng kém chất lượng vào ban ngày là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên việc ô nhiễm ánh sáng tại các đô thị lớn. Nền văn minh công nghiệp và sự gia tăng dân số đã “kéo dài” ban ngày và chiếu sáng ban đêm theo nhiều cách khác nhau, từ các bảng hiệu đèn neon, biển quảng cáo cho đến ánh sáng sân vận động, các khu trò chơi ngoài trời. Đối với cư dân ở những khu vực này, ánh sáng tràn (ánh sáng đi ra ngoài không gian dự định và chiếu sáng khu vực thừa) và chói (ánh sáng quá chói làm giảm khả năng nhìn) là những vấn đề phổ biến và thường xuyên. 

 “Cách đây chưa đầy 100 năm, mọi người đều có thể nhìn lên và thấy bầu trời đêm đầy sao ngoạn mục. Giờ đây, hàng triệu trẻ em trên toàn cầu sẽ không bao giờ được trải nghiệm dải ngân hà nơi chúng sống”- một tuyên bố trên trang web của Hiệp hội Bầu trời tối Quốc tế (IDA). 

Ánh sáng nhân tạo ngoài trời không được kiểm soát sẽ cướp đi trải nghiệm được ngắm nhìn bầu trời đêm đầy sao, nhưng đó không phải là sự trả giá duy nhất của ô nhiễm ánh sáng. Ánh sáng kém gây lãng phí hàng tỷ đô la mỗi năm trong việc tiêu thụ năng lượng và phát thải carbon. Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học về nguy cơ sức khỏe cộng đồng của việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm.

1. Lãng phí năng lượng 


Hiệp hội Bầu trời tối quốc tế (IDA) ước tính rằng ít nhất 30% ánh sáng ngoài trời tại Mỹ bị lãng phí, tăng thêm khoảng 3 tỷ đô la năng lượng lãng phí mỗi năm — hoặc xấp xỉ một nửa chi phí ước tính để đưa bốn người lên sao Hỏa. Lãng phí ánh sáng ngoài trời ở Hoa Kỳ cũng tạo ra khoảng 15 triệu tấn carbon dioxide mỗi năm vào bầu khí quyển. Đó là khoảng 40.000 tấn mỗi ngày hoặc lượng CO2 tương đương với khoảng ba triệu chiếc ô tô. Điều này xảy ra tương tự tại các quốc gia phát triển khác, tập trung chủ yếu tại những thành phố lớn.

2. Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và sinh vật sống

Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy ô nhiễm ánh sáng có thể có tác động đáng kể và bất lợi đến sức khỏe con người. Con người phụ thuộc vào các chu kỳ  tự nhiên như nhịp sinh học và  melatonin- một loại hormone được sản sinh trong cơ thể hỗ trợ giấc ngủ sâu. Khi ở trong bóng tối, tuyến tùng không còn bị ức chế bởi ánh sáng và bắt đầu tiết ra hormone melatonin, báo hiệu cho cơ thể chúng ta rằng đã đến lúc chuẩn bị cho trạng thái nghỉ ngơi sâu. Theo nghiên cứu đăng trên trang web của IDA, khi tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo - đặc biệt là ánh sáng xanh vào ban đêm – nhịp sinh học của con người bị phá vỡ bằng cách đánh lừa não bộ nghĩ rằng đó là ban ngày.

2.jpg

(Nguồn: Internet)


Sự gián đoạn nhịp điệu có thể khiến bạn khó có một giấc ngủ ngon. Tiếp xúc với ánh sáng bất thường cũng có thể gây ra các tình trạng chuyển hóa và bênh mãn tính khác nhau. Các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Irvine lưu ý rằng khoảng 10 đến 15 phần trăm tất cả các gen của con người được điều chỉnh bởi nhịp sinh học, vì vậy sự gián đoạn của các chu kỳ này có thể “ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe con người”.

3. Đèn LED – xu thế tất yếu của ánh sáng nhân tạo thế kỷ 21


Vào năm 2016, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã thông qua hướng dẫn cho cộng đồng về việc lựa chọn trong số các phương án chiếu sáng LED để giảm thiểu các tác động có hại cho con người và môi trường. Đèn LED được làm bằng vật liệu thân thiện với môi trường, giảm bớt chất thải độc hại như khí trơ, thủy ngân được tạo ra bởi thành phần vật liệu của chiếu sáng truyền thống. Không những vậy, một bóng đèn LED có tuổi thọ cao, trung bình từ 10 đến 15 năm, gấp sáu lần so với bóng đèn truyền thống sẽ làm giảm lượng khí thải carbon trong môi trường sống do việc thay thế, loại bỏ thiết bị chiếu sáng gây nên.
Không giống như các đèn thông thường phát ra ánh sáng theo mọi hướng, ánh sáng từ đèn LED phát ra có độ chụm cao hơn. Điều này dẫn đến sự tập trung thích hợp và nhắm đúng vào các khu vực cần ánh sáng, hạn chế ánh sáng tràn và ánh sáng chói làm giảm khả năng nhìn của con người ở các khu vực lân cận.

Hiện nay, các thiết bị đèn LED dân dụng có hiệu suất trung bình khoảng 90lm/W – 110 lm/W. Hiệu suất đạt được đã vượt xa ánh sáng phát ra từ bóng đèn sợi đốt (15lm/W) hay cao hơn đèn huỳnh quang (80-95lm/W). Với hiệu suất cao hơn, đồng nghĩa với mức tiêu thụ điện năng thấp hơn, đèn LED giúp người tiêu dùng tiết kiệm lên tới 80% điện năng so với đèn sợi đốt. Hiện nay, trên thị trường, một số thương hiệu chiếu sáng cao cấp đã sản xuất các sản phẩm đèn LED có hiệu suất siêu cao như Phenikaa Lighting với sản phẩm LED BALAGRAA sử dụng chip LED OSRAM - thương hiệu sản xuất chip LED nổi tiếng đến từ Đức với hiệu suất lên tới 130lm/W (LED BALAGRAA A02 8W), có chất lượng ánh sáng cao suốt 20.000 giờ, đáp ứng được 10.000 lần tắt bật và tiết kiệm >85% so với bóng đèn sợi đốt. 

3.jpg

(Nguồn ảnh: Phenikaa Lighting)

An toàn quang sinh học, không bức xạ tia UV có hại, không phát thải khí ô nhiễm và tiết kiệm năng lượng cùng nguồn sáng chất lượng tốt là cơ sở để tạo nên các dòng bóng đèn LED Phenikaa Lighting phù hợp cho nhu cầu chiếu sáng dân dụng, đem lại ánh sáng chất lượng nhằm nâng cao chất lượng sống và bảo vệ môi trường. 

4. Sự ra đời của công nghệ ánh sáng vì sức khỏe con người

“Human Centric Lighting (HCL – “Chiếu sáng lấy con người làm trung tâm định nghĩa theo cách khoa học là một dạng ánh sáng nhân tạo giúp con người đạt được thể chất sinh học và sức khỏe tinh thần tốt nhất. Điều này có thể thực hiện được là nhờ sử dụng nguồn ánh sáng thông minh, phần lớn là từ đèn LED, để tái tạo ánh sáng tự nhiên như ngoài trời.” – trích dịch định nghĩa của Lighting Europe – Tổ chức về nguồn sáng Châu Âu.

4.jpg

Nhiệt độ màu của ánh sáng tự nhiên trong ngày (Nguồn: Internet)


Được phát triển bởi đội ngũ các nhà khoa học và các chuyên gia chiếu sáng giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tạo nguồn sáng, vật liệu quang điện tử và kỹ thuật chiếu sáng, Phenikaa Lighting đã nghiên cứu và ứng dụng thành công vào các sản phẩm đèn LED chất lượng cao với sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ nguồn sáng, các giải pháp chiếu sáng ưu việt, cùng với các giải pháp thông minh công nghệ 4.0. Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống sắc phổ ánh sáng tối ưu cho sự hấp thụ của mắt người, các nhà khoa học Viện Nghiên cứu ánh sáng Phenikaa đã tái tạo phổ ánh sáng mặt trời - nguồn sáng tối ưu nhất để con người nhận thức, cả về khía cạnh thị giác và phi thị giác trong mỗi sản phẩm Phenikaa Lighting , giúp hạn chế những tác động làm gián đoạn nhịp sinh học của con người trong quá trình chiếu sáng.

5.png

Các sản phẩm đèn LED Phenikaa Lighting được sản xuất trực tiếp tại Nhà máy Điện tử Thông minh Phenikaa là sự cộng hưởng mạnh mẽ giữa bí quyết công nghệ chiếu sáng độc đáo của Phenikaa và tiêu chuẩn chất lượng sản xuất vượt trội, mang đến những giải pháp chiếu sáng chất lượng cao, hứa hẹn mang lại cho người tiêu dùng những trải nghiệm tiện ích và thú vị cùng với giải pháp chiếu sáng thông minh đến từ một thương hiệu của người Việt.