Đèn LED downlight là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại, ứng dụng

30/07/2022

Đèn LED Downlight với chức năng chính là chiếu sáng và trang trí nên được sử dụng trong nhiều không gian hiện đại. Với người mới tìm hiểu về đèn LED Downlight thường bị nhầm với đèn LED spotlight âm trần hoặc panel. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu đúng về đèn LED downlight là gì cùng những thông tin về cấu tạo, phân loại và ứng dụng trong thực tiễn.

1. Khái niệm đèn LED Downlight là gì?

Đèn LED Downlight là đèn LED được lắp ở trần nhà, có hướng chiếu sáng cố định từ trên xuống dưới. Nguyên lý hoạt động của đèn LED Downlight cũng giống như đèn LED nói chung. Đó là: Dòng điện đi qua vật liệu bán dẫn, điện tử từ kênh N sẽ dịch chuyển và lấp đầy các lỗ ở kênh P, tạo ra bức xạ ánh sáng, khiến đèn phát sáng. 

Đèn LED Downlight thường được lắp đặt để trang trí trong không gian phòng khách, phòng ngủ, phòng họp, phòng họp, triển lãm, bảo tàng, hoặc làm đèn chiếu sáng ở sảnh, hành lang, nhà vệ sinh,...

Đèn LED downlight được lắp đặt trên trần nhà, phù hợp cho các không gian hiện đại, tối giản.

Đèn LED Downlight được lắp đặt trên trần nhà, phù hợp cho các không gian hiện đại, tối giản.

2. Đặc điểm cấu tạo của đèn LED Downlight

Đèn LED Downlight có cấu tạo 3 phần chính: Chip LED, vỏ đèn và nguồn. Chức năng cụ thể của từng bộ phận là: 

  • Chip LED: Gồm nhiều mạch điện tử nhỏ, có khả năng biến điện năng thành quang năng, là nguồn sáng của bóng đèn.
  • Vỏ đèn: Là lớp vỏ bọc bên ngoài, quy định hình dạng, kích thước và giúp bảo vệ các bộ phận bên trong của đèn.
  • Nguồn: Phần nguồn ở đèn LED âm trần được chia thành 2 loại là nguồn liền và rời. Nguồn liền được gắn ở phần trên cùng của khối đèn, còn nguồn rời được thiết kế tách biệt khỏi khối đèn. 

Cấu tạo đèn LED downlight gồm 3 phần chính là: chip LED, vỏ đèn và nguồn.

Cấu tạo đèn LED Downlight gồm 3 phần chính là: chip LED, vỏ đèn và nguồn (Nguồn: internet)

3. Phân loại đèn LED Downlight

Đèn LED Downlight được chia thành 2 loại theo cách lắp đặt: âm trần và gắn nổi. Cùng tìm hiểu cụ thể dưới đây. 

3.1 Đèn LED Downlight âm trần

Đèn Downlight âm trần được lắp đặt lõm vào trần nhà, mặt dưới của đèn sẽ gần như trùng với mặt phẳng của trần.  

Thiết kế của đèn có phần tương tự với đèn LED panel, vì vậy dễ khiến người mua nhầm lẫn, bạn xem thêm những khác biệt dưới đây để dễ dàng lựa chọn. 

Tiêu chí phân biệt

LED Downlight âm trần

LED panel

Vị trí đặt chip LED

Phần chip LED đặt ở mặt đế, vì vậy chứa được nhiều chip hơn so với đèn LED panel cùng kích thước. 

Phần chip LED được đặt ở xung quanh viền đèn. 

Vị trí tấm phản quang

Tấm phản quang được đặt ở viền đèn

Tấm phản quang được đặt ở đáy đèn

Kiểu dáng đèn

Thường có dạng hình tròn, ít được sản xuất dạng hình vuông.

Hình dạng phổ biến là hình vuông và hình chữ nhật, có bề dày mỏng. 

Vùng chiếu sáng

Có vùng chiếu sáng rộng hơn

Có vùng chiếu sáng nhỏ hơn. 

Hướng chiếu sáng

Cố định từ trên xuống 

Cố định từ trên xuống

Đèn LED Downlight thường được lựa chọn do có giá thành rẻ, nhỏ gọn hơn, công suất thấp và phù hợp với trần thạch cao có diện tích nhỏ. Trong khi đó, đèn LED panel có giá thành cao hơn, kích thước lớn và công suất cao hơn, phù hợp với những không gian rộng cần độ sáng cao hơn.

3.2 Đèn LED Downlight gắn nổi 

Đèn Downlight gắn nổi sẽ có phần viền và đèn nổi lên trên bề mặt trần nhà. Cũng giống như đặc điểm của đèn Downlight , đèn LED Downlight nổi trần cũng có ánh đèn với góc chiếu cố định từ từ trên xuống.

Đèn có nhiều hình dạng như hình hoa, xoắn,... phổ biến nhất là hình vuông và tròn. Công dụng chính của đèn LED Downlight gắn nổi là trang trí, chiếu sáng tại các không gian như phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm, hành lang,... tạo cho không gian vẻ sang trọng và mang đến cảm giác thư giãn. 

Đèn LED downlight nổi trần được lắp trong phòng tắm vừa đảm bảo chức năng chiếu sáng và trang trí

Đèn LED Downlight nổi trần được lắp trong phòng tắm vừa đảm bảo chức năng chiếu sáng và trang trí

 Xem thêm: Phân loại đèn Downlight phù hợp với không gian của bạn

4. Phân biệt đèn LED Downlight âm trần với spotlight âm trần

Đèn LED Downlight âm trần đôi khi sẽ bị nhầm lẫn với đèn LED spotlight âm trần. Tuy nhiên 2 loại này sẽ rất khác về chức năng, hướng chiếu sáng. Vì vậy, bạn nên nắm rõ bảng phân biệt dưới đây để tránh nhầm lẫn. 

Tiêu chí phân biệt

LED Downlight

LED spotlight

Vị trí lắp đặt

Được cố định bằng ốc vít trên trần nhà.

Đế đèn được lắp cố định lên trần nhà, tuy nhiên phần đèn có thể xoay để thay đổi hướng chiếu sáng.

Kiểu dáng đèn

Thường có hình tròn 

Có nhiều hình dạng khác nhau phục vụ cho mục đích trang trí. 

Hướng chiếu sáng

Chiếu cố định từ trên xuống.

Có thể tùy chỉnh nhiều hướng khác nhau.

Vùng chiếu sáng

Hẹp

Hẹp, chỉ tập trung chiếu sáng một khu vực nhỏ. 

 

Đèn downlight âm trần và spotlight âm trần

Đèn Downlight âm trần và spotlight âm trần có hình dáng tương tự, tuy nhiên rất khác nhau về chức năng, hướng chiếu sáng. 

Xem thêm: 6 điểm khác biệt đèn downlight và spotlight - Nên chọn loại nào?

5. Ứng dụng của đèn LED Downlight trong đời sống

Đèn LED Downlight ngoài tính năng chiếu sáng thì còn được lựa chọn chủ yếu với mục đích trang trí. Các khu vực thường được lắp đặt loại đèn này là: phòng bếp, phòng khách, văn phòng, giảng đường, các khu vực triển lãm, quán ăn, đại sảnh nhà hàng,... 

Đèn LED downlight âm trần được sử dụng để trang trí phòng khách trong nhiều gia đình.

Đèn LED Downlight âm trần được sử dụng để trang trí phòng khách trong nhiều gia đình.

Đèn LED downlight gắn nổi

Đèn LED Downlight gắn nổi Phenikaa Lighting làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian phòng tắm

5. Lời khuyên chọn đèn LED Downlight chất lượng tốt, đúng nhu cầu

Khi lựa chọn đèn LED Downlight , bạn nên chú ý tới các yếu tố sau để chọn được loại đèn tốt: 

5.1 Thương hiệu sản xuất

Khi lựa chọn thương hiệu sản xuất, bạn nên tìm hiểu trước về thương hiệu và xác định được các yếu tố sau của nhà sản xuất:

  • Định hướng sản xuất: Một thương hiệu uy tín sẽ có định hướng sản xuất cụ thể cho doanh nghiệp của mình. Họ sẽ tập trung vào nghiên cứu và sản xuất các dòng đèn LED vì sức khỏe của người dùng.  Bạn có thể kiểm chứng qua chất liệu làm nên sản phẩm không sử dụng hóa chất độc hại, chip LED hàng đầu thế giới, CRI, đạt tiêu chuẩn ánh sáng quang sinh học,...
  • Chứng nhận sản xuất và sản phẩm: Các chứng chỉ này sẽ đảm bảo rằng sản phẩm khi đến tay bạn đã được kiểm chứng qua hàng loạt quy chuẩn của Nhà nước. Bạn có thể yên tâm sử dụng đèn có độ bền cao, an toàn cho sức khỏe, chính sách bảo hành đầy đủ. 
  • Đảm bảo thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường và con người: Ánh sáng và chất thải từ đèn chất lượng kém sẽ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người, đặc biệt là thị giác. Vì vậy bạn nên chọn thương hiệu uy tín, ít hoặc không gặp vi phạm liên quan đến các vấn đề trên. 

Bạn nên chọn thương hiệu đảm bảo thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường và con người.

Bạn nên chọn thương hiệu đảm bảo thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường và con người.

5.2 Chip LED

Chip LED là bộ phận quan trọng nhất trong bóng đèn LED Downlight vì là nguồn phát sáng. Vì vậy bạn cần chú ý chọn mua đèn có chip LED đến từ các thương hiệu sản xuất lớn như OSRAM, Phenikaa Lighting. Điều này giúp hiệu suất và tuổi thọ của đèn được đảm bảo, khiến tỷ lệ hư hỏng giảm thấp. 

Đèn LED của Phenikaa Lighting sử dụng chip LED OSRAM bảo đảm hiệu suất chiếu sáng cao cho đèn

Đèn LED của Phenikaa Lighting sử dụng chip LED OSRAM bảo đảm hiệu suất chiếu sáng cao cho đèn

5.3 Các thông số kỹ thuật cơ bản

Bạn nên chú ý vào các thông số dưới đây để lựa chọn được loại đèn phù hợp: 

  • Hiệu suất sáng: Hiệu suất sáng được tính bằng đơn vị lumen trên mỗi oát (lm/W), biểu thị hiệu quả phát sáng trên một lượng điện năng đầu vào. 

Ví dụ: đèn có hiệu suất sáng 150 lm/W có nghĩa 1W sẽ tạo ra 150 đơn vị ánh sáng và độ sáng. Loại đèn này sẽ tiết kiệm năng lượng hơn loại 120 lm/W.  

  • Quang thông: Là năng lượng được giải phóng ra dưới dạng ánh sáng từ một nguồn tạo sáng, đơn vị là lumen (lm). Lumen càng lớn, hiệu suất chiếu sáng sẽ càng cao. 
  • Chỉ số hoàn màu CRI: Chỉ số CRI biểu thị độ chân thực của vật thể được đèn chiếu đến, chỉ số này càng cao thì vật thể càng chân thực. Bạn nên lựa chọn loại đèn có chỉ số CRI >80. 
  • Nhiệt độ màu: Các loại đèn LED phổ biến thường được chia thành 3 nhóm nhiệt độ màu là 2700K - 3500K (ánh sáng màu vàng), 4000K - 5000K (ánh sáng trung tính) và 5500K -  6500K (ánh sáng trắng). 

Nhiệt độ màu phù hợp từng không gian chiếu sáng

Nhiệt độ màu phù hợp từng không gian chiếu sáng

Ánh sáng màu vàng sẽ tạo cảm giác nhẹ dịu, ánh sáng trắng sẽ khiến không gian sắc nét và tinh thần tập trung, thích hợp hơn cho các khu vực văn phòng, lớp học,...  

  • Khả năng tiết kiệm điện năng: Bạn hãy chọn loại có hiệu quả chiếu sáng cao so với đèn có cùng công suất để giúp tiết kiệm điện năng đầu vào. 
  • Chỉ số an toàn quang sinh học: Ánh sáng đèn LED thường không chứa các bước sóng gây hại tới cơ thể, bạn nên đảm bảo loại mình mua sẽ có được hiệu quả này. Ngoài ra, cần xác định đèn không gặp vấn đề nhấp nháy, chập chờn khi sử dụng để tránh gây hại mắt. 

Nếu bạn cảm thấy có quá nhiều vấn đề cần lưu ý và chưa biết nên tìm hiểu từ đâu, hãy tham khảo các sản phẩm trên website của Phenikaa Lighting. Các sản phẩm ở đây đều đạt đầy đủ tiêu chí đã nêu, ngoài ra các chuyên gia rất chú trọng vấn đề ảnh hưởng của ánh sáng lên sinh lý, luôn đề cao việc đưa ánh sáng đèn gần giống với ánh sáng tự nhiên nhất.

Các chuyên gia của tập đoàn Phenikaa Lighting luôn chú trọng việc đưa ánh sáng đèn gần giống với ánh sáng tự nhiên nhất. 

Các chuyên gia của tập đoàn Phenikaa Lighting luôn chú trọng việc đưa ánh sáng đèn gần giống với ánh sáng tự nhiên nhất (Nguồn: internet)

Kết lại, đèn LED Downlight là gì? là loại đèn có hướng ánh sáng cố định từ trên xuống với công dụng chính là trang trí. Đèn LED Downlight có thể phù hợp với nhiều không gian mang tới hiệu ứng ánh sáng tốt cho người dùng. 

Nếu bạn còn thắc mắc về đèn LED Downlight hoặc cần tư vấn để lựa chọn sản phẩm của Phenikaa, vui lòng liên hệ đến hotline 1900 3336 để được giải đáp chi tiết.