Hướng dẫn cách sửa đèn LED ốp trần bị hỏng đơn giản, hiệu quả

29/11/2022

Đèn LED ốp trần downlight, panel có hình dạng thiết kế khác nhau, vị trí lắp đặt các bộ phận không giống nhau nhưng chúng đều có điểm chung về chip LED, driver, sử dụng dây điện, công tắc. 

Vì vậy, khi bóng đèn bị hỏng thì cách sửa chữa giữa hai loại đèn này là hoàn toàn giống nhau. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các nguyên nhân thường gặp và hướng dẫn cách sửa đèn LED ốp trần chi tiết mà bạn có thể tham khảo.

1. Lưu ý trước khi lắp đặt đèn LED ốp trần

  • Với những người không có kinh nghiệm sửa chữa điện thì chỉ nên tham khảo, không nên tự ý sửa để tránh nguy hiểm.
  • Trước khi thực hiện cần tắt nguồn điện để đảm bảo an toàn vì dòng điện trong nhà là điện áp 220V.

2. Cách sửa đèn LED ốp trần bị hỏng do chip LED

Chip LED là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ tạo ra nguồn sáng cho bóng đèn. Nếu bạn mở đèn và nhận thấy chip LED có dấu hiệu bị bong ra khỏi mạch LED hoặc các tấm chip nhỏ ở tình trạng khác ban đầu về màu sắc, hình dạng thì điều đó đồng nghĩa với việc chip LED của bạn đã bị hỏng.

Cách xử lý

Để đèn sáng bình thường trở lại, bạn cần phải mua và thay thế chip mới.

Hướng dẫn thực hiện thay chip LED

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần tháo vỏ đèn rồi lấy chip hỏng ra khỏi đèn. 

Bước 2: Tiến hành lắp chip mới vào đèn và điều chỉnh lại cho đúng với vị trí của dây nguồn và vị trí gắn ốc.

Bước 3: Tiếp theo dùng mỏ hàn đấu nối dây nguồn của Driver với đường nguồn (+) và (-) trên thanh LED

Bước 4: Đóng nắp đèn và kiểm tra xem đèn đã sáng hay chưa.

Lưu ý: Việc đấu nối dây chip LED với driver không đúng cách sẽ không sáng được, với người không có kinh nghiệm sửa chữa đèn thì nên thận trọng để tránh những rủi ro không mong muốn.

3. Cách sửa đèn LED ốp trần  do hỏng bộ nguồn/driver

Trong trường hợp kiểm tra chip LED thấy bình thường, có thể do driver do lắp đặt ở nơi nhiệt độ cao, do dùng nguồn điện không phù hợp.

Cách xử lý:

Tiến hành mở nắp driver và kiểm tra xem các bộ phận còn nguyên vẹn. Ví dụ như cục tụ điện có bị phù không, nếu tụ điện bị phù thì bạn cần phải thay thế tụ mới. Trong trường hợp đã thay thế tụ mà đèn vẫn không sáng thì bạn nên thay Driver mới.

Hướng dẫn thay thế tụ điện:

Bước 1: Mở hộp Driver của đèn LED

Tháo hộp Driver của đèn LED 

Tháo hộp Driver của đèn LED (Nguồn: internet)

Bước 2: Dùng mỏ hàn thiếc tách tụ điện bị phù ra khỏi Driver.

Tiến hành lắp tụ điện mới vào Driver của đèn LED

Dùng mỏ hàn tách tụ điện phù ra khỏi Driver (Nguồn: internet)

Bước 3: Tiến hành lắp tụ điện mới vào tụ điện vừa tháo, lưu ý gắn đúng cực (+) và (-) để tránh trường hợp nổ sau khi mở lại đèn, sau đó hàn để cố định tụ điện.

Tiến hành lắp tụ điện mới vào Driver của đèn LED

Tiến hành lắp tụ điện mới vào Driver của đèn LED (Nguồn: internet)

Bước 4: Đóng nắp Driver và kiểm tra xem đèn đã sáng hay chưa. Nếu thấy đèn hoạt động bình thường nghĩa là vấn đề về tụ điện đã được khắc phục. 

Kiểm tra độ sáng của đèn

Kiểm tra độ sáng của đèn (Nguồn: internet)

Lưu ý: Bạn có thể tự thay thế các bộ phận bị hỏng khi đã có kinh nghiệm sửa chữa. Với người dùng không có nhiều kinh nghiệm sửa chữa thì bạn nên mua mới hoặc đem đến cho thợ sửa chữa.

4. Cách sửa đèn LED ốp trần do đường dây điện, công tắc bị hỏng

Trường hợp các bộ phận của đèn không có vấn đề thì nguyên nhân có thể đến từ do đường dây điện nối đến nguồn điện áp của đèn bị đứt hoặc loại đường dây kém chất lượng. Ngoài ra nguyên nhân đèn LED không sáng cũng có thể đến từ việc công tắc đèn đã bị hỏng.

Cách xử lý

  • Đối với đường dây điện bị đứt, bạn cần phải tiến hành đấu nối đường dây.
  • Đối với trường hợp công tắc đèn bị hỏng, bạn cần thay thế công tắc đèn mới.

Hướng dẫn đấu nối dây điện bị đứt:

Bước 1: Để giải quyết tình trạng trên, đầu tiên bạn cần ngắt hết nguồn điện và giữ cho tay khô ráo để đảm bảo an toàn. 

Bước 2: Đấu nối lại đường dây bị đứt

  • Dùng kìm tuốt vỏ dây điện bị đứt, để lộ ra phần lõi đồng bên trong.
  • Tách sợi lõi đồng ở mỗi dây thành hai phần xòe ra.
  • Đan xen và vặn xoắn lần lượt ở từng bên ngược chiều nhau khoảng 4-5 vòng.
  • Dùng băng dính cách điện quấn vào lõi dây đồng bạn vừa đấu nối để tránh trường hợp hở điện, có nguy cơ chập điện.

Tuốt vỏ dây điện và lấy lõi đồng

Tuốt vỏ dây điện và lấy lõi đồng (Nguồn: internet)

Chia lõi dây đồng xòe ra hai bên để tiến hành đấu nối

Chia lõi dây đồng xòe ra hai bên để tiến hành đấu nối (Nguồn: internet)

Đan xen và xoắn lõi dây đồng lại với nhau

Đan xen và xoắn lõi dây đồng lại với nhau (Nguồn: internet)

Dùng băng dính cách điện quấn quanh lõi đồng sau khi đấu nối

Dùng băng dính cách điện quấn quanh lõi đồng sau khi đấu nối (Nguồn: internet)

Bước 3: Kiểm tra và hoàn thành quá trình đấu nối

  • Sau khi đấu nối bạn cần mở lại nguồn điện xem đèn đã sáng hay chưa.
  • Để tránh đường dây bị đứt lần nữa bạn cũng có thể mua nẹp nhựa luồn dây điện vào để bảo vệ chắc chắn hơn.

Nẹp nhựa giúp cố định và bảo vệ đường dây điện

Nẹp nhựa giúp cố định và bảo vệ đường dây điện (Nguồn: internet)

Hướng dẫn thay thế công tắc điện bị hỏng:

Bước 1: Ngắt hết nguồn điện và dùng bút thử điện kiểm tra xem hạt công tắc có còn điện hay không.

Bước 2: Tiến hành tháo dây điện nguồn khỏi hạt công tắc và tách hạt công tắc cũ ra khỏi hộp công tắc.

Tách hạt công tắc bị hỏng ra khỏi hộp công tắc

Tách hạt công tắc bị hỏng ra khỏi hộp công tắc (Nguồn: internet)

Bước 3: Lắp hạt công tắc mới vào hộp công tắc và tiến hành đấu lại dây nguồn

Lắp hạt công tắc mới và đấu nối dây nguồn với hạt công tắc

Lắp hạt công tắc mới và đấu nối dây nguồn với hạt công tắc (Nguồn: internet)

Bước 4: Mở lại nguồn điện và bật công tắc xem đèn đã sáng chưa.

5. Lưu ý khi sử dụng đèn LED ốp trần

Để tăng độ bền cho đèn LED ốp trần thì trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:

Chọn mua những sản phẩm chất lượng

Việc mua những sản phẩm chất lượng sẽ giúp hạn chế tình trạng hỏng của đèn. Đặc biệt nên mua những sản phẩm có chất lượng tốt về Chip LED, Driver.

Chẳng hạn như các sản phẩm của nhà Phenikaa Lighting đều được đánh giá cao nhờ vào việc sử dụng Chip LED OSRAM là thương hiệu sản xuất chip đến từ Đức với chất lượng đứng hàng đầu thế giới. Không những thế các sản phẩm đèn LED ốp trần đều có tuổi thọ cao lên đến 20000 giờ cùng hiệu suất sáng cao từ > 85lm/W và có thể lên đến 118 lm/W.

Đèn LED downlight ốp trần Phenikaa có thiết kế hiện đại, chiếu sáng hiệu quả

Đèn LED downlight ốp trần Phenikaa có thiết kế hiện đại, chiếu sáng hiệu quả

Nên tránh lắp đặt ở khu vực nhiệt độ cao

Mặc dù lượng nhiệt sinh ra từ đèn LED không nhiều như những loại đèn khác nhưng việc lắp đặt đèn ở khu vực có nhiệt độ cao sẽ gây hỏng chip LED, bộ nguồn nếu duy trì trong thời gian dài.

Lắp đúng cách

Đèn LED ốp trần được cấu tạo từ nhiều linh kiện nhỏ vì thế khi lắp đặt bạn cần phải đặt nhẹ nhàng và làm đúng theo hướng dẫn lắp đặt từ nhà sản xuất. Trong trường hợp bạn đã lắp đặt đúng các bước nhưng đèn không sáng thì bạn có thể liên hệ với trung tâm bảo hành nơi bạn mua để đổi trả hàng miễn phí.

Lắp đặt đèn LED cần nhẹ nhàng và đúng cách

Lắp đặt đèn LED cần nhẹ nhàng và đúng cách (Nguồn: internet)

Sử dụng nguồn điện phù hợp

Nguồn điện/driver có nhiệm vụ chuyển dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều tương ứng với bóng đèn LED. Nếu nguồn điện của bạn bị chập chờn, lúc thấp lúc cao thì bộ nguồn/driver có khả năng cao sẽ bị hỏng. Do vậy bạn nên sử dụng nguồn điện phù hợp hoặc có thể sử dụng ổn áp để đảm bảo dòng điện chạy ổn định.

Trên đây là tổng hợp các nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khi đèn LED của bạn không sáng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến cách sửa đèn LED ốp trần vui lòng liên hệ đến số Hotline: 1900 3336 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.