Cách khoét lỗ đèn trần thạch cao “vừa vặn” ngay trong 1 lần

20/11/2022

Hiện nay, có 2 cách khoét lỗ đèn trần thạch cao để phù hợp với 2 dạng trần thạch cao: dạng thả và trần phẳng. Bởi vì, mỗi loại trần sẽ có đặc điểm thiết kế không giống nhau. Trong bài viết này, chuyên gia Phenikaa Lighting sẽ hướng dẫn 2 cách đơn giản nhất để khoét lỗ trần thạch cao. 

1. Cách khoét lỗ đèn trần thạch cao dạng thả

Trần thạch cao dạng thả có đặc điểm nhận dạng là có khung với các ô vuông. Phần khung của trần có chức năng làm giá đỡ cho các tấm thạch cao rời. Nhờ đó, việc tháo các tấm ra để lắp đặt đèn khá dễ dàng.

Trần thạch cao dạng thả ô vuông với các ô vuông thường thấy trong các văn phòng công sở

Trần thạch cao dạng thả ô vuông với các ô vuông thường thấy trong các văn phòng công sở (Nguồn: internet)

1.1 Dụng cụ cần chuẩn bị

Để có thể tự khoét lỗ trên tấm thạch cao rời, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ sau đây:

  • Thước đo dạng dây
  • Bộ mũi khoét, máy khoét lỗ, dao cắt
  • Tối thiểu một mẫu đèn cần lắp để xác định chính xác kích thước lỗ khoét trước khi khoét lỗ trên trần thạch cao.

1.2 Các bước thực hiện

Đối với loại trần thạch cao thả với các ô vuông rời, bạn chỉ cần tháo các tấm ở vị trí lắp đèn ra là có thể thực hiện khoét lỗ. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định kích thước lỗ khoét đèn LED downlight âm trần

Bạn có thể xem ngay trên bao bì sản phẩm hoặc tự đo bằng thước 

Bước 2: Xác định tâm để khoan lỗ khoét

Xác định tâm của tấm thạch cao bằng cách kẻ 2 đường chéo

Xác định tâm của tấm thạch cao bằng cách kẻ 2 đường chéo (Nguồn: internet)

(Nguồn hình ảnh: Kênh Youtube Kiên điện nước)

Bước 3: Chọn lưỡi dao có bán kính bằng với bán kính lỗ khoét đèn âm trần

Bạn chọn lưỡi dao có bán kính bằng với bán kính của đèn LED downlight âm trần để khi khoan sẽ tạo ra một lỗ hình tròn với lỗ khoét vừa với bóng đèn.

Bước 4: Thực hiện khoét lỗ bằng cách dùng mũi khoan có gắn dao cắt

Đặt mũi khoan vào tâm và thực hiện khoét lỗ

Đặt mũi khoan vào tâm và thực hiện khoét lỗ (Nguồn: internet)

Phần lỗ khoét sau khi đã được khoan cắt thành công

Phần lỗ khoét sau khi đã được khoan cắt thành công (Nguồn: internet)

Bạn lắp các ô vuông thạch cao lên khung trần và đã có chỗ trống để lắp bóng đèn

Bạn lắp các ô vuông thạch cao lên khung trần và đã có chỗ trống để lắp bóng đèn (Nguồn: internet)

Sau khi khoét lỗ thành công, bạn lắp lên khung trần và tiến hành lắp bóng đèn LED âm trần. Chi tiết về cách lắp đặt bóng đèn LED downlight âm trần, bạn có thể đọc thêm tại bài viết sau: Hướng dẫn 3 cách lắp đèn âm trần thạch cao với từng loại đèn

Lưu ý khi thực hiện:

  • Bạn cần phải ngắt dòng điện để tránh bị điện giật, bảo đảm an toàn tính mạng.
  • Bạn nên đo đạc kích thước lỗ đèn dựa trên kích thước lỗ khoét của bóng đèn thực tế. Trong quá trình khoét lỗ, bạn có thể khoét rộng ra khoảng 0.5 cm vì đây là mức không đáng kể, không ảnh hưởng tới việc lắp đặt và cố định bóng đèn trên trần thạch cao.

2. Cách khoét lỗ đèn trực tiếp trên trần thạch cao 

Đây là trường hợp trần nhà lắp thêm 1 trần giả bằng thạch cao, dạng liền không chia các dạng tấm linh hoạt mà có thể dễ dàng tháo xuống ở trường hợp 1. Trong trường hợp, khi thi công, người thợ làm trần thạch cao chưa khoét lỗ sẵn, thì bạn cần phải thực hiện khoét lỗ trực tiếp lên trên trần nhà.

Trần nhà bằng thạch cao cho phép thiết kế các mẫu trần thú vị

Trần nhà bằng thạch cao cho phép thiết kế các mẫu trần thú vị (Nguồn: internet)

2.1 Dụng cụ cần chuẩn bị

Các dụng cụ bạn cần chuẩn bị bao gồm: máy khoan, ốc vít, dao, máy khoét lỗ, bộ mũi khoét, giàn giáo, thang đứng, giẻ lau giặt sạch và khô, găng tay sạch và khô.

2.2 Các bước thực hiện

Lưu ý trước khi thực hiện

Đối với dạng trần liền và lắp đặt cố định lên trần nhà, bạn cần phải tính toán số lượng bóng đèn, vị trí lắp đặt và khoảng cách giữa các đèn trước khi thực hiện khoét lỗ. Công việc này bạn nên hỏi ý kiến của những người có chuyên môn về chiếu sáng như nhà thiết kế nội thất, chuyên gia chiếu sáng,...

Để tính toán số lượng bóng đèn cần lắp trong một không gian, bạn có thể tìm hiểu tại bài viết sau: 4 cách tính số lượng đèn âm trần phù hợp với không gian

Bước 1: Xác định vị trí tâm của lỗ khoét

Bước 2: Đặt máy mũi khoan vào tâm và thực hiện khoét lỗ

Đưa máy khoét lỗ để khoan trực tiếp lên trên trần thạch cao

Đưa máy khoét lỗ để khoan trực tiếp lên trên trần thạch cao (Nguồn: internet)

Bước 3: Đẩy phần trần vừa bị khoét vào trong để xuất hiện lỗ trống lắp đèn

Đẩy tấm trần vừa cắt vào trong để tạo ra khoảng trống lắp đèn

Đẩy tấm trần vừa cắt vào trong để tạo ra khoảng trống lắp đèn (Nguồn: internet)

Bước 4: Vệ sinh xung quanh khu vực lỗ khoét và tiến hành lắp đặt đèn LED downlight âm trần

Lỗ khoét hình thành sau khi khoan cắt trần thạch cao

Lỗ khoét hình thành sau khi khoan cắt trần thạch cao (Nguồn: internet)

Tiến hành lắp đặt đèn vào lỗ khoét vừa thực hiện

Tiến hành lắp đặt đèn vào lỗ khoét vừa thực hiện (Nguồn: internet)

3. Những lưu ý khi khoét lỗ đèn ở trần thạch cao

Khi thực hiện khoét lỗ đèn trần thạch cao, bạn cần phải lưu ý những điều sau để đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian và tiết kiệm chi phí cho mình.

  • Tính toán vị trí và kích thước lỗ khoét: Việc này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng đục lỗ ở những vị trí không thích hợp, khoảng cách giữa các bóng quá xa hoặc quá gần gây ảnh hưởng tới chất lượng chiếu sáng
  • Chọn vị trí lắp đặt đèn trước khi khoét lỗ: Bạn nên lắp đặt đèn ở  những khu vực có nhiệt độ cao, gần các thiết bị tỏa nhiều nhiệt, tránh nơi ẩm hoặc nước vì sẽ gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của bóng đèn hoặc có thể gây hỏng đèn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh khoét ở vị trí khung xương của trần vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng nâng đỡ của trần thạch cao. 

  • Kích thước lỗ khoét phù hợp kích thước đèn: Nếu khoét lỗ quá to so với kích thước lỗ khoét của bóng đèn thì bạn sẽ không gắn được đèn vào trần vì sẽ bị rơi ra. Ngược lại, nếu lỗ khoét trên trần nhỏ hơn lỗ khoét của bóng đèn, bạn cũng không lắp đèn vào được và phải thực hiện mở rộng lỗ. Việc này vừa mất công vừa có nguy cơ làm giảm tính thẩm mỹ cho trần nhà. Mức độ sai số nên là ± 0.5cm.

Trên đây là hướng dẫn cách khoét lỗ đèn trần thạch cao từ chuyên gia Phenikaa Lighting. Hai cách này khá đơn giản và có thể tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn về lĩnh vực điện và đèn LED để đảm bảo an toàn tính mạng và tính thẩm mỹ cho không gian.

Nếu bạn có các câu hỏi liên quan, vui lòng liên hệ hotline 1900 3336 để được các chuyên viên kỹ thuật Phenikaa Lighting hỗ trợ, giải đáp nhé.