Tác động của ánh sáng lên tâm lý con người (P2)

26/04/2022

Ánh đèn chói khiến tâm trạng chúng ta dễ bực bội hơn? Hay một ngày nắng đẹp có khiến các cuộc họp của bạn và đồng nghiệp trở nên suôn sẻ? Ánh sáng thực sự có ảnh hưởng tâm-sinh học của con người? Hãy cùng đi tìm câu trả lời với chúng tôi trong bài viết dưới đây.

Như đã nhắc đến trong phần 1, ánh sáng đã được chứng minh là có những tác động cả về mặt nhìn (thị giác) và về mặt cảm nhận (phi thị giác) của con người. Vậy ánh sáng còn có những ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống hàng ngày mà chúng ta không hề hay biết? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn thêm những góc nhìn thú vị về người bạn ánh sáng, tưởng chừng như quen thuộc mà rất mới lạ này.

Ánh sáng tự nhiên – liều thuốc bổ cho sức khỏe tinh thần
Trầm cảm theo mùa (seasonal affective disorder – SAD) hay còn gọi là Rối loạn cảm xúc theo mùa, là một xu hướng trầm cảm thường xảy ra vào mùa thu đông. Hiện tượng này thường hiếm xảy ra hơn vào mùa xuân hè. Triệu chứng này có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả người chưa có từng có tiền sử bệnh tâm lý.
Nguyên nhân chính dẫn đến SAD là do tác động của sự thay đổi ánh sáng theo từng mùa trong năm đến cơ thể con người khiến thay đổi các nội tiết tố, (hooc-môn).
Các nghiên cứu về HCL (chiếu sáng lấy con người làm trung tâm) đã chỉ ra mối liên hệ giữa ánh sáng và melatonin – nội tiết tố khiến cơ thể buồn ngủ. Vào mùa đông, thời gian ban ngày ngắn lại và trời có xu hướng tối hơn, khiến melatonin sản sinh ra nhiều hơn. Điều đặc biệt ở đây là melatonin có mối liên kết với bệnh trầm cảm. 

a1.jpg

Tác động của sự thay đổi ánh sáng theo từng mùa trong năm đến cơ thể con người là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trầm cảm theo mùa (SAD). Nguồn ảnh:Unsplash

Bên cạnh đó, serotonin – cũng là một chất giúp dẫn truyền xung thần kinh và ảnh hưởng đến tâm trạng con người. Ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể dẫn tới sụt giảm serotonin, từ đó dẫn đến bệnh lý trầm cảm.
Trị liệu bằng ánh sáng (phototherapy) là một phương pháp phổ biến cho các bệnh nhân SAD. Người bệnh được khuyên nên tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên hàng ngày, đặc biệt là vào mùa đông, từ khoảng 30 đến 90 phút mỗi ngày. Hoặc người bệnh được tiếp xúc với nguồn ánh sáng nhân tạo, giả lập ánh mặt trời tự nhiên trong các phòng trị liệu chuyên biệt.

a2.jpg

Trị liệu bằng ánh sáng (phototherapy) là một phương pháp phổ biến cho các bệnh nhân SAD. Nguồn ảnh: BBC

Tuy nhiên, cũng đừng lo lắng nếu bạn không có nhiều thời gian để tiếp xúc với nguồn sáng tự nhiên hàng ngày. Với Phenikaa Lighting, bạn hoàn toàn có thể mang ánh sáng tự nhiên tràn ngập vào trong căn nhà. Mang trong mình triết lý chiếu sáng vì con người và được áp dụng Công nghệ chiếu sáng tự nhiên độc quyền Phenikaa Natural TrueCirrcadian, các sản phẩm chiếu sáng của Phenikaa Lighting không chỉ là bóng đèn thông thường, mà có khả năng tái tạo phổ ánh sáng mặt trời, giúp điều tiết nhịp sinh học của cơ thể, tạo nên cảm hứng và năng lượng tích cực cho người sử dụng hàng ngày.

a3a.jpg

Phenikaa Lighting tái tạo phổ ánh sáng mặt trời, giúp điều tiết nhịp sinh học của cơ thể.

Hiệu ứng chiếu sáng “tạo cảm xúc” 
Khi nguồn sáng đã có mặt mọi nơi, giờ là lúc chúng ta cần biết cách tận dụng và tối ưu nguồn sáng cho hoạt động của con người. Bên cạnh quang phổ và cường độ của nguồn sáng thì sự sắp xếp nguồn sáng với các góc chiếu khác nhau sẽ giúp định hình không gian và ảnh hưởng tới cách con người cảm nhận trong không gian đó. 
Ánh sáng được đặt phía trên tầm mắt tạo trạng thái cân bằng và không gian trang trọng. Ngược lại, ánh sáng đặt dưới tầm mắt tạo không gian thân thiện hơn. Nghiên cứu này được ứng dụng trong thiết kế không gian và nội thất để tạo được hiệu ứng ánh sáng phù hợp với từng mục đích.
Bảng thông tin dưới đây sẽ liệt kê hiệu ứng của các góc chiếu ánh sáng với tâm trạng con người và không gian:

Ảnh hưởng đến tâm lý

Hiệu ứng chiếu sáng

Độ phân bố ánh sáng

Tập trung, căng thẳng

Ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp từ phía trên với tông màu trắng lạnh

Không đồng đều

Thư giãn

Ánh sáng với tông màu ấm đặt ngang hoặc dưới tầm mắt, nguồn sáng phân bố rải rác trong phòng

Không đồng đều

Môi trường làm việc/Tạo độ rõ nét cho thị giác

Ánh sáng với tông màu lạnh, sáng tập trung ở khu vực làm việc và yếu ở khu vực ngoài góc; chiếu sáng tường

Tập trung

Tạo không gian rộng

Ánh sáng mạnh trên tường và trần nhà

Tập trung

Riêng tư, thân mật

Ánh sáng yếu ở khu vực hoạt động chính và thêm một vài đèn chiếu sáng góc; các khu vực khác để không gian tối

Không đồng đều

Nguồn: Illuminating Engineering Society (IES)

a4a.jpg

Không gian ấm cúng, lãng mạn thường ưu tiên sử dụng đèn chiếu ở góc thấp với tông màu ấm. Nguồn: Internet

Hiểu rõ về nguồn sáng và tác động của ánh sáng lên tâm-sinh lý của con người, đèn Phenikaa Lighting với đa dạng các nhóm sản phẩm hoàn toàn có thể đáp ứng mọi nhu cầu chiếu sáng trong từng không gian. Người dùng có thể dễ dàng tra cứu và tìm hiểu về góc chiếu, cách lắp đặt hay nhiệt độ màu của từng sản phẩm Phenikaa Lighting. Không chỉ đem lại ánh sáng tự nhiên chất lượng xuất sắc, Phenikaa Lighting còn tối ưu nguồn sáng trong từng sản phẩm với kỹ thuật sản xuất và lắp ráp chuyên nghiệp. 

a4.jpg

Phenikaa Lighting tối ưu nguồn sáng trong từng sản phẩm với công nghệ chiếu sáng tự nhiên Phenikaa và kỹ thuật sản xuất, lắp ráp chuyên nghiệp.

 

Ánh sáng và các tác động tâm-sinh học của con người được ứng dụng rộng rãi từ thiết kế không gian, nội thất, cho đến ứng dụng y học, trị liệu. Thêm nữa, chiếu sáng vì con người cũng đang là vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong xu hướng chiếu sáng hiện đại. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của ánh sáng trong cuộc sống con người: đèn giờ đây không chỉ là chiếu sáng. Hiểu rõ về ánh sáng – nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, nguồn năng lượng hàng ngày của chúng ta, sẽ giúp bạn có được những lựa chọn thông minh, tối ưu cho sức khỏe thể chất và tinh thần, từ đó có được một cuộc sống cân bằng trong cuộc sống hiện đại đầy bận rộn và áp lực ngày nay.