Chi tiết cấu tạo đèn LED ốp trần, bộ phận nào quan trọng nhất?

14/11/2022

Cấu tạo đèn LED ốp trần bao gồm 3 bộ phận chính là vỏ đèn, chip LED và bộ nguồn. Dựa vào vị trí của chip LED đèn LED ốp trần chia thành 2 loại chip LED gắn trên 1 bản mạch và chip LED gắn quanh thành đèn. Hãy cùng Phenikaa tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo 2 loại đèn LED ốp trần trong  bài viết dưới đây!

1. Cấu tạo chung của đèn LED ốp trần

Dù có vị trí chip LED khác nhau nhưng hai mẫu đèn LED ốp trần và truyền thống đều có điểm chung về cấu tạo:

Bộ phận

Vị trí

Chức năng

Vỏ đèn

  • Nằm ở lớp ngoài cùng
  • Bảo vệ các bộ phận nguồn điện, nguồn sáng bên trong.
  • Quyết định thiết kế của đèn.
  • Hỗ trợ tản nhiệt.

Tấm đáy

  • Nằm ở dưới cùng nơi tiếp xúc với trần nhà
  • Ngăn cách bộ phận bên trong với nguồn điện.
  • Hỗ trợ tản nhiệt cho đèn.

Bộ nguồn

  • Nằm bên dưới tấm đáy nơi gắn với dây dẫn đầu vào của đèn và nguồn điện
  • Chuyển đổi dòng điện đầu vào thành nguồn điện thích hợp cho đèn LED.

Chip LED

  • Được gắn trên tấm đáy/xung quanh thành đèn
  • Tạo nguồn sáng cho đèn.

Mặt đèn

  • Nằm ở vị trí trên cùng khi đèn được lắp ráp hoàn chỉnh, ánh sáng sẽ chiếu xuống sàn nhà thông qua mặt đèn
  • Khuếch tán ánh sáng và chống chói cho đèn

Cấu tạo đèn led ốp trần đơn giản tương tự các loại đèn LED khác

Cấu tạo đèn LED ốp trần đơn giản tương tự các loại đèn LED khác (Nguồn: internet)

2. Phân tích chi tiết 5 bộ phận trong cấu tạo của đèn LED ốp trần

Mỗi bộ phận cấu tạo nên đèn LED đều có các đặc điểm và chức năng khác nhau giúp đèn LED ốp trần có thể ứng dụng với đa dạng các loại không gian.  

2.1. Vỏ đèn

  • Vị trí: Vỏ đèn nằm ở lớp ngoài cùng của đèn.
  • Chức năng:
    • Vỏ đèn được chế tạo đặc biệt với khả năng chống thấm nước có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong hoạt động ổn định.
    • Thiết kế thẩm mỹ phù hợp từng không gian như phòng ngủ, nhà khách, nhà bếp hoặc từ không gian đơn giản, hiện đại đến không gian thẩm mỹ, sang trọng.
    • Vỏ đèn có khả năng tản nhiệt tốt giúp tăng tuổi thọ của đèn, không gây ảnh hưởng đến quá trình sử dụng của người dùng.
  • Đặc điểm: 
    • Thường sản xuất từ nhựa PC cao cấp, trọng lượng nhẹ giúp chống oxy hóa tốt.
    • Một số loại đèn với chất liệu tốt có thể chống cháy, chống ăn mòn.
    • Có 2 loại kiểu dáng chính là hình vuông và hình tròn.

Vỏ đèn LED có 2 loại vuông hoặc tròn, phù hợp cho những không gian lắp đặt khác nhau

Vỏ đèn LED có 2 loại vuông hoặc tròn, phù hợp cho những không gian lắp đặt khác nhau (Nguồn: internet)

2.2. Tấm đáy

Vị trí:

  • Nằm phía dưới mặt đèn, ngăn cách các bộ phận bên trong với bộ nguồn. Tấm đáy sẽ được gắn dây nối bộ nguồn để kết nối với dòng điện từ bên ngoài.

Chức năng:

  • Tấm đáy sẽ có chức năng năng bảo vệ các bộ phận bên trong như mặt đèn, chip đèn,...
  • Tản nhiệt tốt cho đèn, giúp đèn hoạt động ổn định.

Đặc điểm: 

  • Thông thường tấm đáy sẽ được chế tạo từ hợp kim nhôm sơn tĩnh điện, trọng lượng nhẹ.
  • Thường được bố trí các lỗ vít để cố định với phần vỏ đèn chắc chắn hơn.

Tấm đáy trong cấu tạo đèn LED ốp trần tròn

Tấm đáy trong cấu tạo đèn LED ốp trần tròn (Nguồn: internet)

2.3. Bộ nguồn (driver)

  • Vị trí: Nằm ở phía ngoài đèn, sau tấm đây và tách biệt với các bộ phận chip LED, tản nhiệt, khuếch tán ánh sáng bên trong.
  • Chức năng:
    • Chuyển đổi điện áp về mức phù hợp để chip led hoạt động bình thường.
    • Cung cấp cho đèn 1 lượng điện vừa đủ để hoạt động.
  • Đặc điểm:
    • Bộ nguồn thường được làm bằng nhựa cao cấp có khả năng chịu nhiệt cao và chống giật tốt để đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng.
    • Cấu tạo của bộ nguồn thường sẽ có bao gồm các bộ phận như ICE, tụ lọc, tụ đồng, biến áp, tụ chống sét,...
    • Có thể thay thế bộ nguồn riêng khi đèn bị hỏng.

Bộ nguồn thường được cố định giữa thanh đỡ và tấm đáy khi lắp đặt

Bộ nguồn thường được cố định giữa thanh đỡ và tấm đáy khi lắp đặt (Nguồn: internet)

2.4. Chip LED

Chip LED được xem là bộ phận quan trọng nhất trong đèn LED, quyết định đến chất lượng ánh sáng, khả năng tiết kiệm điện và thời gian sử dụng của đèn. Trong cấu tạo đèn LED ốp trần thường và đèn LED ốp trần truyền thống, chip LED có vị trí khác nhau. 

Đối với đèn LED ốp trần thường

Đèn LED ốp trần thường là loại đèn phổ biến nhất hiện nay, được gắn vào trần bằng thanh đỡ. 

Đèn LED ốp trần thường được cố định với trần nhà bằng thanh đỡ gọn gàng

Đèn LED ốp trần thường được cố định với trần nhà bằng thanh đỡ gọn gàng (Nguồn: internet)

Vị trí chip LED: Được gắn quanh thành đèn và nằm bên trong vỏ đèn để hạn chế dính nước, bụi bẩn.

Chức năng: Chip LED là trái tim của bóng đèn LED có chức năng cung cấp nguồn sáng giúp đèn hoạt động ổn định, đảm bảo chất lượng ánh sáng cho đèn.

Đặc điểm

  • Số lượng và chất lượng của chip LED quyết định đến quang thông, tuổi thọ của đèn.
  • Màu sắc ánh sáng phụ thuộc vào chất bán dẫn có trong chip LED.
  • Chip LED gắn quanh thành đèn giúp đèn tản nhiệt tốt hơn.

Đối với đèn LED ốp trần truyền thống

Đây là loại đèn LED ốp trần kém phổ biến hơn, không có thanh đỡ mà sẽ được gắn trực tiếp lên trần nhà bằng tấm đáy. 

Đèn LED ốp trần truyền thống được gắn cố định vào trần nhà bằng tấm đáy

Đèn LED ốp trần truyền thống được gắn cố định vào trần nhà bằng tấm đáy (Nguồn: internet)

Vị trí: Được gắn trên 1 bản mạch chip LED riêng, có hình tròn.

Chức năng: Tương tự đèn LED ốp trần thường, chip LED của bóng đèn LED ốp nổi trần truyền thống cũng có chức năng là cung cấp nguồn sáng cho đèn. Ngoài ra, chip LED còn là bộ phận quyết định đến mức độ tiêu tốn điện của đèn.

Đặc điểm:

  • Tương tự ở đèn LED ốp trần thường, chip LED càng chất lượng thì đèn LED có tuổi thọ càng cao.
  • Chip LED được gắn gần nhau trên 1 bản mạch nên khả năng tản nhiệt kém hơn. 

Chip đèn là bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo của đèn LED ốp trần. Vì thế, để giúp đèn hoạt động ổn định và có tuổi thọ cao bạn nên sử dụng các loại chip LED càng chất lượng càng tốt. Một số loại chip LED chất lượng được sử dụng phổ biến như:

  • Chip LED Osram: Đèn sử dụng chip LED Osram thường cho ánh sáng dịu nhẹ, không gây chói và an toàn cho mát. Đây cũng.là một trong những loại chip chính được Phenikaa sử dụng để chế tạo các bóng đèn LED ốp trần chất lượng cao.
  • Chip LED Samsung: Có thể cho tuổi thọ chiếu sáng lên đến 50.000 giờ, chiếu sáng đồng đều và có khả năng chống thấm nước, chống bụi tốt.
  • Chip LED Epistar: Thường được sử dụng trong các loại đèn dân dụng như đèn LED âm trần, đèn LED bulb và có chất lượng trung bình, giá rẻ.
  • Chip LED Cree: Đây là thương hiệu đã có mặt nhiều năm trên thị trường, nổi tiếng đến từ Mỹ. Mức công suất của chip LED Cree đa dạng, phù hợp với nhiều loại đèn LED khác nhau.

2.5. Mặt đèn

Vị trí: Phần dưới cùng trong cấu tạo đèn, hướng xuống sàn nhà.

Chức năng: Giúp khuếch tán ánh sáng, tăng độ sáng cho đèn

Đặc điểm: Phần mặt đèn sẽ được cấu tạo từ nhiều lớp khác nhau, giúp đèn khuếch tán ánh sáng tốt và không gây chói mắt. 

  • Tấm làm mát: Có chức năng giúp đèn tản nhiệt.
  • Tấm phản xạ ánh sáng: Phản xạ nguồn sáng từ chip LED, tăng độ sáng của đèn. Ngoài ra, bạn có thể xem xét về chất lượng vật liệu làm ra phần tán xạ ánh sáng này để biết đèn có khả năng chiếu rọi tốt không.
  • Tấm khuếch tán: Có chức năng khuếch tán và tăng cường ánh sáng. Chi tiết này thường được làm từ PC hoặc PMMA. Tấm khuếch tán bằng PMMA  đạt hiệu suất cao, truyền sáng lên tới 95%. Trong khi đó, tấm PC có tác dụng chống oxy hóa tốt nhưng truyền sáng kém hơn hơn tấm PMMA.

Mặt đèn LED ốp trần bao gồm các tấm khuếch tán, tấm làm mát và tấm phản xạ

Mặt đèn LED ốp trần bao gồm các tấm khuếch tán, tấm làm mát và tấm phản xạ (Nguồn: internet)

3. So sánh cấu tạo đèn LED ốp trần và âm trần

Cấu tạo của đèn LED ốp trần và đèn LED âm trần thường gây lẫn lộn cho người sử dụng. Những phân tích dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt 2 mẫu đèn này dễ dàng.

Giống nhau: Được cấu tạo từ các thành phần chính là vỏ đèn, bộ nguồn, chip LED.

Khác nhau:

 

Đèn LED ốp trần

Đèn LED âm trần

Thiết kế

  • Được gắn nổi lên trên trần nhà.
  • Đèn LED ốp trần thường: Có thanh đỡ cố định đèn vào trần.
  • Đèn LED ốp trần truyền thống: Cố định vào trần bằng mặt đáy chắc chắn. 
  • Tạo với trần nhà một mặt phẳng, gọn gàng.
  • Có ngàm kẹp để cố định đèn bên trong trần.

Kích thước

Kích thường đèn thường phổ biến từ cỡ trung đến cỡ  lớn.

Kích thước đèn khá đa dạng từ cỡ nhỏ đến cỡ lớn.

Bố trí chip

Chip LED bố trí xung quanh vỏ đèn hoặc trên 1 bản mạch riêng trong đèn.

Chip LED bố trí xung quanh phần thành đèn.

Cấu tạo đèn LED ốp trần và âm trần khá giống nhau, chỉ khác nhau về thiết kế vỏ đèn

Cấu tạo đèn LED ốp trần và âm trần khá giống nhau, chỉ khác nhau về thiết kế vỏ đèn (Nguồn: internet)

Để so sánh chi tiết hơn về cấu tạo 2 loại đèn, bạn có thể tham khảo cấu tạo đèn LED âm trần.

Do có khác nhau về thiết kế, kiểu dáng nên cách lắp đặt của đèn LED âm trần và ốp trần cũng khác nhau. Cụ thể: 

Cách lắp đèn LED ốp trần:

  • Dùng vít cố định vào trần nhà bằng thanh đỡ hoặc mặt đáy, gắn nổi trên bề mặt trần nhà.
  • Gắn vít thân đèn vào chân đỡ.
  • Kết nối driver với nguồn điện và bật công tắc kiểm tra góc chiếu và độ sáng của đèn.

Cách lắp đèn LED âm trần: 

  • Khi lắp bạn cần khoét một lỗ trên trần bằng với kích thước của đèn cần lắp.
  • Nối dây dẫn điện của đèn và dây dẫn điện lại với nhau. 
  • Gắn đèn vào lỗ khoét và cố định bằng kẹp ngàm, bật công tắc kiểm tra hoạt động của đèn.

Bài viết trên Phenikaa đã chia sẻ với bạn đầy đủ các thông tin về cấu tạo đèn LED ốp trần. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về cấu tạo của loại đèn này, hãy liên hệ với Phenikaa Lighting qua hotline 1900 3336 để được hỗ trợ và tư nhất nhanh nhất!