Tổng hợp 13 cách lắp đèn LED thông dụng: bulb, downlight, tube, panel, spotlight

27/11/2022

Hiện nay, đèn LED đang được sử dụng phổ biến trong đời sống. Đèn LED được thiết kế và sản xuất với độ an toàn cao, dễ dàng lắp đặt và sử dụng tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi có ý định lắp đặt đèn LED để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho không gian. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn 13 cách lắp đèn LED thông dụng cùng lưu ý quan trọng.

1. Lưu ý chung trước khi lắp đèn LED

Để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện lắp đèn, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây trước khi lắp đặt :

  • Trước khi thực hiện lắp đặt, cần đảm bảo đã tắt nguồn điện.
  • Tay và các vật dụng đều khô ráo để đảm bảo an toàn.
  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trước khi lắp đặt đèn.
  • Với người không có nhiều kinh nghiệm về đèn và điện, thì chỉ nên đọc để tham khảo. Bạn nên nhờ người có kinh nghiệm và chuyên môn về điện, đèn LED để hỗ trợ.

2. Cách lắp đèn LED bulb

Đèn LED Bulb hay còn gọi là LED tròn được thiết kế theo kiểu dạng trụ hoặc dạng tròn. Loại đèn này có hiệu suất chiếu sáng cao, tiết kiệm điện nên dần đang được phổ biến hiện nay.

Hướng dẫn lắp đèn: 

Bước 1: Tháo bóng đèn cũ

Dùng tay xoay ngược chiều kim đồng hồ để tháo bóng cũ ra khỏi chuôi đèn.

Bước 2: Lắp đặt đèn

Lắp bóng đèn LED bulb mới vào đui đèn bằng cách xoay bóng cùng chiều với kim đồng hồ.

Bước 3: Kiểm tra và hoàn thành quá trình lắp đặt 

  • Mở nguồn điện và kiểm tra đèn đã sáng chưa. 
  • Sau khi lắp đặt xong bạn nên vứt bóng đèn cũ vào thùng rác và tuyệt đối không nên vứt bừa bãi.

Hướng dẫn chi tiết cách lắp đèn Bulb

Hướng dẫn chi tiết cách lắp đèn Bulb (Nguồn: internet)

Lưu ý khi lắp đặt: 

Bạn cần chú ý về kích thước đui bóng đèn. Mặc dù, đa số bóng đèn LED bulb hiện này là đui E27, tuy nhiên cũng có đui loại khác. Vì vậy nên trước khi mua bóng đèn mới bạn cần kiểm tra xem loại đui đèn để chọn mua đúng, tránh trường hợp mua không vừa với đui đèn cũ.

3. Cách lắp đèn LED downlight

Đèn LED downlight âm trần được người dùng ưa chuộng hiện nay bởi nó mang tính thẩm mỹ cao cùng khả năng chiếu sáng tốt. Dưới đây là hướng dẫn cách lắp đèn LED downlight âm trần và ốp trần.

3.1 Âm trần

Đèn LED downlight âm trần có đặc điểm là phần thân nằm bên trong trần nhà nên sẽ cần khoét lỗ trước khi lắp đặt.

Hướng dẫn lắp đèn:

Bước 1: Khoét lỗ trên trần 

  • Đầu tiên bạn cần xác định đúng các vị trí cần lắp đèn. 
  • Khoét lỗ trên trần nhà đúng với thông số lỗ khoét của đèn LED âm trần mà bạn cần lắp đặt.

Bước 2: Đấu nối đèn với nguồn điện

  • Đưa bộ nguồn/driver của đèn LED âm trần lên phía trên trần
  • Thực hiện đấu nối với hệ thống điện nằm ở sau phần phần trần.

Bước 3: Đưa đèn LED lên trần

  • Đưa đèn lên bóp phần tai đèn 90 độ về đế đèn, đưa sâu vào lỗ khoét rồi thả tay ra.
  • Phần tai cài của đèn sẽ bật ra và cố định trên lỗ trần.

Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện quá trình

  • Điều chỉnh lại vị trí đèn cho ngay ngắn dưới lỗ khoét để đảm bảo thẩm mỹ. 
  • Mở nguồn điện và bật công tắc xem đèn có hoạt động hay không.

Hướng dẫn cách lắp đèn LED downlight âm trần

Hướng dẫn cách lắp đèn LED downlight âm trần

Lưu ý khi lắp đặt: 

  • Trần bê tông sẽ không thích hợp với loại đèn LED downlight âm trần vì trần bê tông có kết cấu cứng và đặc, nên việc khoét lỗ vừa khó khăn vừa không đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Do đó, khi trần nhà bạn là trần bê tông bạn nên cân nhắc sử dụng đèn LED ốp trần hoặc lắp đặt thêm trần giả (thạch cao, gỗ,...)
  • Xác định đúng vị trí cần lắp đặt và đảm bảo kích thước lỗ khoét phải phù hợp với kích thước của đèn.
  • Tránh lắp những nơi có nhiệt độ cao vì sẽ ảnh hưởng tới chip LED, bộ nguồn làm giảm tuổi thọ bóng đèn.
  • Đảm bảo điện áp nằm trong khoảng thông số nguồn điện được ghi trên hộp đèn.

3.2 Ốp/nổi trần

Đèn LED downlight ốp trần đang được ưa chuộng hiện nay vì nó không “kén” trần, có thể lắp ở trần bê tông, thạch cao, gỗ,...

Hướng dẫn lắp đèn: 

Bước 1: Xác định vị trí lắp đèn

  • Bạn cần xác định vị trí lắp đèn có nguồn điện âm trần để cấp điện năng cho hoạt động chiếu sáng.
  • Bạn nên tính toán vị trí số lượng bóng đèn, khoảng cách giữa các bóng để đảm bảo tính thẩm mỹ và cung cấp đủ ánh sáng cho không gian.

Bước 2: Cố định giá đỡ bóng đèn lên trần nhà

  • Dùng khoan bê tông để khoan lỗ để bắt vít. 
  • Luồn dây điện nguồn qua lỗ của giá đỡ. 
  • Vít ốc cố định giá đỡ đèn lên trần nhà.   

Bước 3: Đấu nối dây điện nguồn với bộ nguồn/driver của đèn ốp trần

Sau đó, bạn đặt Driver (bộ nguồn) vào bên trong đèn và cố định đèn với giá đỡ bằng ốc vít.

Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện quá trình lắp đặt

Sau khi lắp đèn xong cần mở lại cầu dao, kiểm tra xem đèn có hoạt động tốt hay không.

Các bước cần thực hiện khi lắp đèn LED downlight ốp trần

Các bước cần thực hiện khi lắp đèn LED downlight ốp trần

Lưu ý trước khi lắp đặt:

  • Về nguồn điện: Đảm bảo điện áp nằm trong khoảng thông số nguồn điện được ghi trên hộp đèn.
  • Vị trí lắp đặt: Cần tránh vị trí ẩm thấp, nơi có thiết bị tỏa nhiệt mạnh, khu vực quá gần với quạt trần, đèn chùm trang trí,…
  • Trong quá trình lắp đặt:
    • Tìm hiểu trước chất liệu trần để chuẩn bị phương án lắp đặt phù hợp, ví dụ với trần bê tông phải lắp thạch cao hoặc gỗ trước khi lắp.
    • Dùng bút thử điện để kiểm tra và đảm bảo nguồn điện đã được ngắt hoàn toàn trước khi lắp đặt.
    • Đảm bảo tay khô hoặc sử dụng găng tay chuyên dụng.
    • Xác định vị trí lắp đặt, tiến hành khoan vít và lắp giá đỡ đèn

4. Cách lắp đèn tuýp LED (tube)

Đèn LED tube hiện nay đang dần được phổ biến trong mỗi gia đình bao gồm 3 loại chính là: tube liền thân, tube bán nguyệt, tube hình ống.

4.1 Đèn LED tube liền thân (T5)

Đèn LED tube liền thân là đèn có phần máng gắn liền với phần thân đèn. Do đó, việc lắp đặt loại đèn này rất dễ dàng mà không tốn nhiều thời gian.

Hướng dẫn lắp đặt

Bước 1:  Gắn cố định các tai cài vào vị trí bạn muốn lắp đặt đèn.

Gắn cố định các tai cài vào vị trí bạn muốn lắp đặt đèn.

(Nguồn ảnh: internet)

Bước 2: Lắp đặt đèn vào vị trí tai cài bạn vừa lắp đặt

Lắp đặt đèn vào vị trí tai cài bạn vừa lắp đặt

(Nguồn ảnh: internet)

Bước 3: Đấu nối hệ thống điện nhà bạn với bộ nguồn/Driver của đèn

Đấu nối hệ thống điện nhà bạn với bộ nguồn/Driver của đèn

(Nguồn ảnh: internet)

Bước 4: Mở nguồn điện và kiểm tra xem đèn đã hoạt động hay chưa

Lưu ý khi lắp đặt đèn tube liền thân:

  • Xác định chính xác vị trí cần lắp đặt.
  • Ngắt nguồn điện và đảm bảo tay khô ráo trước khi lắp đặt.
  • Lắp bóng đèn ở những nơi khô ráo, thoáng mát và tránh khu vực tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Đảm bảo điện áp nằm trong khoảng thông số nguồn điện được ghi trên hộp đèn.

4.2 Đèn LED tube bán nguyệt

Đèn LED tube bán nguyệt ngày càng phổ trên thị trường bởi nó có kích thước nhỏ gọn, cấu tạo hình dẹt và dễ dàng lắp đặt ở mọi vị trí.

Hướng dẫn lắp đặt

Bước 1: Xác định vị trí cần lắp đèn 

Bạn cần xác định vị trí lắp đặt đèn sao cho gần với nguồn điện âm trần trong nhà và tránh xa khu vực có nhiệt độ cao

Bước 2: Thực hiện khoan hai lỗ và lắp đặt đèn

  • Khoan lỗ lên trần nhà
  • Tháo hai tài cài ở mặt sau của đèn
  • Lắp vào vị trí bạn vừa khoan và vặn ốc thật chặt.

Lật mặt sau của đèn và tháo tai cài

Lật mặt sau của đèn và tháo tai cài (Nguồn: internet)

Lắp tai cài vào vị trí vừa khoan và vặn ốc

Lắp tai cài vào vị trí vừa khoan và vặn ốc (Nguồn: internet)

Bước 3: Đấu nối bộ nguồn/driver của bóng đèn với hệ thống điện 

Đấu nối hệ thống đường đi dây điện với bộ nguồn của đèn

Đấu nối hệ thống đường đi dây điện với bộ nguồn của đèn (Nguồn: internet)

Bước 4: Gắn đèn vào trần và thực hiện kiểm tra 

Lắp đặt đèn vào tai cài đã khoan

Lắp đặt đèn vào tai cài đã khoan (Nguồn: internet)

Lưu ý khi lắp đặt dành cho đèn tube bán nguyệt:

  • Không nên lắp đèn vào nguồn điện không ổn định.
  • Sử dụng các thiết bị trước khi lắp đèn như găng tay cắt điện, bút thử điện.
  • Ngắt nguồn điện và đảm bảo tay khô ráo trước khi lắp đặt.
  • Lắp bóng đèn ở những nơi khô ráo, thoáng mát và tránh khu vực tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

4.3 Đèn LED tube hình ống (T8)

Đèn LED tube hình ống có thiết kế nhỏ gọn nhưng hiệu suất phát quang rất cao do đó nên loại đèn này xuất hiện ở hầu hết ở mỗi gia đình hiện nay.

Hướng dẫn lắp đặt

Bước 1: Gắn cố định máng đèn vào vị trí bạn cần lắp đặt đèn và vặn ốc thật chặt.

Bước 2: Đấu nối dây nguồn của đèn với hệ thống điện dây điện nhà bạn.

Bước 3: Gắn đèn vào máng đèn và bật công tắc để kiểm tra đèn đã sáng chưa.

Lưu ý khi lắp đặt dành cho đèn hình ống:

  • Không nên lắp đèn vào nguồn điện không ổn định.
  • Sử dụng các thiết bị trước khi lắp đèn như găng tay cắt điện, bút thử điện
  • Ngắt nguồn điện và đảm bảo tay khô ráo trước khi lắp đặt.
  • Lắp bóng đèn ở những nơi khô ráo, thoáng mát và tránh khu vực tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Đảm bảo điện áp nằm trong khoảng thông số nguồn điện được ghi trên hộp đèn.

5. Cách lắp đèn LED panel

Đèn LED panel hiện đang được ưa chuộng hiện nay bởi hiệu suất chiếu sáng cao và tuổi thọ của đèn cũng rất lớn. Hiện nay trên thị trường đèn Panel chia làm 3 loại là: panel âm trần, thả trần, ốp nổi trần.

5.1 Đèn LED panel âm trần

Hướng dẫn lắp đặt

  • Bước 1: Xác định vị trí bạn muốn lắp đặt đèn và tháo tấm trần ra bên ngoài.
  • Bước 2: Đấu nối Driver của đèn với nguồn điện của bạn.
  • Bước 3: Tiến hành lắp đặt đèn 
    • Xoay đèn cho đúng vị trí cần lắp đặt.
    • Đặt đèn lên khung thạch cao, điều chỉnh đèn cho ngay ngắn để đảm bảo tính thẩm mỹ.

Bước 4: Mở nguồn điện, kiểm tra xem đèn đã sáng chưa.

Hướng dẫn cách lắp đèn LED panel âm trần

Hướng dẫn cách lắp đèn LED panel âm trần (Nguồn: internet)

Lưu ý lắp đặt với đèn panel âm trần:

  • Loại đèn này chỉ phù hợp với trần la phông nên đối với trần bê tông thì bạn cần phải lắp trần la phông trước khi lắp đặt đèn.
  • Trước khi lắp đặt cần xác định đúng kích thước và vị trí muốn lắp đặt đèn.
  • Ngắt nguồn điện và đảm bảo an toàn trước khi lắp đặt.
  • Lắp đèn ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
  • Đảm bảo điện áp nằm trong khoảng thông số nguồn điện được ghi trên hộp đèn.

5.2 Đèn LED panel thả trần

Đèn LED panel thả trần thường được thiết kế theo dạng tấm lớn, hình vuông, hình chữ nhật và thường được sử dụng trong các trường học, phân xưởng, văn phòng,…

Hướng dẫn lắp đặt:

  • Bước 1: Xác định kích thước đèn LED Panel cũng như vị trí cần lắp đặt để khoan bắt vít lắp dây cáp treo trên trần nhà. 
  • Bước 2: Khoan và gắn vít tại các vị trí đã định sẵn.
  • Bước 3: Kết nối dây cáp treo với các vị trí đã bắt vít.
  • Bước 4: Kết nối đèn Panel với trần bằng dây cáp, điều chỉnh khoảng cách mà bạn mong muốn.
  • Bước 5: Tiếp theo bạn cần tiến hành kết nối đèn LED panel với trần nhà bằng dây cáp.
  • Bước 6: Kết nối dây điện của nó với bộ điều khiển Led Driver sau đó cấp lại nguồn điện, bật và kiểm tra xem đèn đã sáng chưa.

Các bước lắp đặt đèn LED panel thả trần

Các bước lắp đặt đèn LED panel thả trần

Lưu ý lắp đặt với panel thả trần:

  • Việc lắp đặt đèn LED panel với trần nhà thông qua dây cáp phải thật chắc chắn để tránh trường hợp đèn bị rơi xuống.
  • Trước khi lắp đặt cần xác định đúng kích thước và vị trí muốn lắp đặt đèn.
  • Ngắt nguồn điện và đảm bảo an toàn trước khi lắp đặt.
  • Lắp đèn ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
  • Đảm bảo điện áp nằm trong khoảng thông số nguồn điện được ghi trên hộp đèn.

5.3 Đèn LED panel ốp/nổi trần (sử dụng khung phụ)

Đèn LED panel ốp trần với nhiều ưu điểm như: dễ dàng lắp đặt, hiệu suất chiếu sáng và tuổi thọ cao nên không khó để bắt gặp loại đèn này ở các hộ gia đình.

Hướng dẫn lắp đặt: 

  • Bước 1: Xác định vị trí mà bạn cần lắp đặt đèn.
  • Bước 2: Lấy ra 3 thanh của khung và chừa lại 1 thanh để cho đèn ốp trần Panel vào.
  • Bước 3: Gắn ốc thật chặt để cố định 3 khung.
  • Bước 4: Cho đèn vào khung mà bạn vừa lắp.
  • Bước 5: Kết nối hệ thống điện nhà bạn với bộ nguồn của đèn.
  • Bước 6: Lắp phần khung còn lại và hoàn thành quá trình lắp đặt.

Hướng dẫn cách lắp đèn LED panel nổi trần

Hướng dẫn cách lắp đèn LED panel nổi trần (Nguồn: internet)

6. Cách lắp đèn LED spotlight

Đèn spotlight là một cái tên quen thuộc trong thị trường đèn LED, nó thường được sử dụng ở các cửa hàng thời trang, quán cà phê, trung tâm mua sắm… với mục đích trang trí làm nổi bật không gian.

6.1 Đèn LED spotlight trượt ray

Đèn LED spotlight trượt ray là loại đèn phổ biến nhất trong ba loại đèn LED spotlight nhờ vào việc dễ dàng lắp đặt và dễ dàng di chuyển hướng chiếu sáng.

Hướng dẫn lắp đặt

  • Bước 1: Xác định vị trí cần lắp đặt của thanh ray hoặc đế đèn và cố định nó.
  • Bước 2: Đưa nguồn điện vào trong thanh ray
    • Một đầu của thanh ray có nút bịt nhựa có thể tháo ra và đưa chân đèn vào.
    • Sử dụng tua vít để thực hiện bắt vít vào 2 cực bên trong của hộp đèn.

Dùng tua vít để gắn chặt hệ thống đường dây điện vào đầu thanh ray

Dùng tua vít để gắn chặt hệ thống đường dây điện vào đầu thanh ray (Nguồn: internet)

  • Bước 3: Cố định đèn rọi ray vào thanh ray
    • Cài chân đèn vào thanh ray và bịt đầu còn lại của thanh ray. 
    • Xoay nút ở chân đèn theo hướng song song với thanh ray để đặt chân đèn vào giữa thanh ray. 
    • Khi đặt vào giữa thanh ray, bạn cần tiếp tục xoay nút ở chân đèn để cố định đèn trên thanh ray, giúp đèn sẽ không bị rơi khi treo lên trần nhà.

Xoay nút chân đèn song song với thanh ray

Xoay nút chân đèn song song với thanh ray (Nguồn: internet)

Xoay nút để cố định đèn trên thanh ray, giúp đèn không bị rơi khi treo lên trần

Xoay nút để cố định đèn trên thanh ray, giúp đèn không bị rơi khi treo lên trần (Nguồn: internet)

Bước 4: Bật nguồn điện và mở đèn để kiểm tra ánh sáng, sau đó tiến hành lắp đèn lên vị trí bạn mong muốn.

Lưu ý khi lắp đèn:

  • Việc xác định vị trí lắp đặt trước sẽ giúp đèn được lắp đúng vị trí mong muốn của bạn và tiết kiệm thời gian thay đổi, di chuyển đèn.
  • Ngắt nguồn điện và đảm bảo an toàn trước khi lắp đặt
  • Lắp đèn ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp
  • Đảm bảo điện áp nằm trong khoảng thông số nguồn điện được ghi trên hộp đèn.

6.2 Đèn LED spotlight gắn trần

Với đèn LED spotlight gắn trần, bạn cần xác định vị trí lắp đặt đèn, thực hiện khoan lỗ, đấu nối bộ nguồn/driver của đèn với hệ thống điện.

Đèn LED spotlight gắn trần có cách lắp đặt khá đơn giản, tương tự như với đèn LED downlight ốp trần

Đèn LED spotlight gắn trần có cách lắp đặt khá đơn giản, tương tự như với đèn LED downlight ốp trần

6.3 Đèn LED spotlight âm trần

Tương tự như đèn LED âm trần, Đèn LED spotlight có phần thân đèn được lắp chìm trong trần nhưng đèn spotlight có thể xoay hướng ánh sáng linh hoạt tùy theo nhu cầu của người dùng.

Đèn LED spotlight âm trần có thiết kế có tai đèn với phần thân nằm sau trần nhà nên lắp đặt giống đèn LED downlight âm trần

Cách lắp đặt đèn LED spotlight âm trần tương tự như cách lắp đèn LED downlight âm trần đã hướng dẫn ở trên (Nguồn: internet)

Đèn LED spotlight âm trần có thiết kế có tai đèn với phần thân nằm sau trần nhà nên lắp đặt giống đèn LED downlight âm trần

Việc lắp đặt đèn LED cần sự kỹ lưỡng và chính xác. Vì thế bạn cần phải đọc kỹ thông tin hướng dẫn có trên sản phẩm và tham khảo thêm các thông tin hướng dẫn cách lắp đèn LED từ các phương tiện khác nhau. 

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến việc lắp đặt đèn LED vui lòng liên hệ với số hotline 19003336 để được Phenikaa Lighting tư vấn chi tiết nhé.