Cách bố trí đèn LED âm trần phòng khách giàu tính thẩm mỹ và tối ưu ánh sáng không quá khó. Bạn hoàn toàn có thể tự bố trí đèn theo hướng dẫn dưới đây để giúp cho phòng khách thêm sang trọng, hiện đại, hài hòa ánh sáng và tiết kiệm điện năng.
Xem thêm:
- Có nên lắp đèn âm trần bê tông không ? Khi lắp cần lưu ý điều gì?
- 10 mẫu đèn LED âm trần thạch cao bền, đẹp, tản nhiệt tốt nhất 2022
Cách thiết kế đèn LED âm trần phòng khách hài hòa ánh sáng và tiết kiệm điện (Nguồn: internet)
Phòng khách là nơi quan trọng, thể hiện bộ mặt của gia chủ. Vì thế, bạn cần bố trí đèn LED với vị trí, số lượng phù hợp để tạo ra môi trường ánh sáng hài hòa nhất.
Trong đó, việc xác định sơ đồ bố trí đèn LED âm trần trong phòng khách đóng vai trò quan trọng. Bởi vì khi thi công lắp đặt đèn âm trần, chúng ta cần phải khoét lỗ trên trần trước. Nếu khoét lỗ sai vị trí, kích thước, phải sửa lại sẽ rất mất thẩm mỹ. Để khắc phục điều này, hãy tham khảo 3 bước xác định sơ đồ bố trí đèn âm trần phù hợp dưới đây.
Đầu tiên, bạn cần xác định công suất đèn LED âm trần dựa trên chiều cao của trần nhà phòng khách. Ánh sáng đèn LED âm trần khi chiếu từ trần xuống sàn có hình nón. Vì thế, để chọn đèn LED âm trần có ánh sáng mạnh, đủ cung cấp cho khu vực chiếu, bạn nên chọn đèn có công suất như sau:
Tiếp theo, bạn cần xác định màu sắc đèn LED âm trần phù hợp:
Lưu ý:
Tùy theo nhu cầu sử dụng, bạn có thể chọn đèn LED âm trần phòng khách có nhiệt độ màu và màu sắc ánh sáng phù hợp
Sau khi đã xác định được công suất đèn, màu sắc ánh sáng, bạn tính đến số lượng đèn LED âm trần trong phòng khách.
Số lượng đèn chiếu sáng này phụ thuộc vào diện tích, độ rọi phòng khách, hệ số phản xạ của trần và công suất, hiệu suất sáng của đèn.
Bạn có thể sử dụng công cụ tính số đèn của Phenikaa tại link https://phenikaalighting.com/cong-cu-tinh-toan để tính toán số lượng đèn cần sử dụng. Với công cụ tính toán này, bạn chỉ cần nhập chiều dài, chiều rộng của phòng khách; chọn phòng khách, loại trần, nhóm sản phẩm, công suất rồi bấm nút Tính toán. Hệ thống sẽ tự động tính toán và cho ra kết quả số đèn LED âm trần cần dùng trong phòng khách.
Hoặc bạn có thể tính dựa số lượng đèn cần dùng trong phòng khách dựa theo công thức như sau:
Số lượng đèn = (Độ rọi x Diện tích phòng) / (Hệ số phản xạ x Quang thông đèn) |
Chú thích:
Bạn có thể tham khảo các chỉ số này trong phần thông số kỹ thuật của đèn.
Tính toán số lượng đèn LED âm trần sử dụng trong phòng khách để đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng mà vẫn tiết kiệm được chi phí đầu tư, điện năng
Tiếp theo, bạn cần xác định các thông số sau để bố trí đèn LED âm trần trong phòng khách phù hợp.
Khoảng cách giữa các đèn = Chiều dài (rộng) / Số đèn bố trí trên chiều dài (rộng) |
Đèn LED âm trần lắp ở phòng khách phải đảm bảo khoảng cách giữa các bóng để đạt hiệu quả chiếu sáng tối ưu
Dựa vào số lượng đèn trên chiều dài, rộng và khoảng cách giữa các đèn, bạn hãy phác họa sơ đồ bố trí hệ thống đèn LED âm trần trên trần nhà để có cái nhìn trực quan nhất. Sau đó, bạn có thể điều chỉnh vị trí bóng trên bản vẽ để đạt tính thẩm mỹ và hiệu quả chiếu sáng tối ưu.
Vẽ sơ đồ bố trí hệ thống đèn LED âm trần
Ví dụ: Phòng khách có diện tích khoảng 19,5 m2 với chiều dài là 6,5 m, chiều rộng là 3m, độ rọi 400 lux. Trần phòng khách làm bằng thạch cao có hệ số phản xạ là 0,9. Loại đèn sử dụng là đèn Downlight âm trần Phenikaa công suất 7W, hiệu suất sáng 100 lm/W, quang thông 700 lm. Theo hướng dẫn ở trên, chúng ta có thể xây dựng sơ đồ bố trí đèn LED âm trần trong phòng khách như sau:
Bước 1: Công suất đèn là 7W, màu sắc ánh sáng là trắng/trung tính/vàng tùy nhu cầu.
Bước 2: Số lượng đèn cần dùng = (Độ rọi x Diện tích phòng) / (Hệ số phản xạ x Quang thông đèn) = (400 x 19,5) / (0,9 x 700) = 12,38 bóng. Chúng ta làm tròn là 12 bóng.
Bước 3:
Bước 4: Chúng ta vẽ sơ đồ bố trí đèn LED âm trần trong phòng khách như sau:
Bên cạnh cách phác họa sơ đồ ở trên, bạn cũng cần lưu ý những điều dưới đây khi bố trí đèn LED âm trần phòng khách để đảm bảo hiệu quả chiếu sáng và tính thẩm mỹ:
Sử dụng dimmer làm mờ: Dimmer là công tắc điều chỉnh mức độ ánh sáng. Với công tắc này, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh linh hoạt độ sáng/tối của đèn theo nhu cầu sử dụng.
Cân nhắc sử dụng đèn Spotlight chiếu điểm để làm nổi bật chi tiết trong phòng: Spotlight là loại đèn LED có khả năng chiếu rọi ấn tượng. Vì thế, bên cạnh đèn LED âm trần, bạn có thể sử dụng thêm đèn Spotlight để chiếu vào chi tiết kiến trúc như tranh ảnh nghệ thuật, tủ trưng bày, bức bình phong…
Tùy theo từng loại trần, bạn nên sử dụng các cách bố trí bổ sung đèn khác nhau để tạo hiệu ứng ánh sáng cho trần nhà:
Nếu phòng khách làm trần thạch cao, bạn có thể bố trí đèn LED âm trần ở xung quanh đèn chùm trang trí để tạo nên hiệu ứng ánh sáng bắt mắt (Nguồn: internet)
Tránh xa góc tường: Vì góc tường sẽ cản trở phạm vi chiếu sáng của đèn LED âm trần, làm lãng phí ánh sáng.
Tránh xa đường kính quạt trần: Bởi cánh quạt sẽ che đi một phần đèn LED âm trần làm cho ánh sáng chiếu ra không đều. Đặc biệt, khi quạt trần quay, cánh quạt đi qua tạo cảm giác đèn bị nhấp nháy.
Trên đây là cách bố trí đèn LED âm trần phòng khách tối ưu giúp không gian này vừa sáng vừa đẹp lại tiết kiệm điện. Hy vọng những thông tin trên có thể tự thiết kế, bố trí đèn LED âm trần cho phù hợp với phòng khách nhà mình.
Bên cạnh cách bố trí đèn LED âm trần phòng khách, bạn cũng cần quan tâm đến việc chọn đèn chất lượng cao để đạt hiệu quả chiếu sáng tối ưu. Phenikaa là đơn vị chuyên cung cấp đèn chiếu sáng với tiêu chuẩn tái tạo ánh sáng tự nhiên, bảo vệ sức khỏe và tạo hứng khởi cảm xúc. Đèn LED âm trần Phenikaa có chất lượng chiếu sáng vượt trội và rất tốt cho sức khỏe người dùng.
Nếu quan tâm, bạn có thể tham khảo thêm về các sản phẩm đèn LED downlight âm trần của Phenikaa tại website của chúng tôi.