04 lý do nên sử dụng đèn LED Phenikaa trong không gian nghệ thuật

01/03/2022

Từ lâu việc chiếu sáng trong các không gian nghệ thuật đã rất được chú trọng, vừa để tạo điểm nhấn cho các tác phẩm nghệ thuật/di vật lịch sử, vừa để tăng trải nghiệm người tham quan. Một điều ít ai để ý và biết tới đó là ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của các tác phẩm/di vật được chiếu sáng theo thời gian do tác động của ánh sáng xanh, tia UV và nhiệt tỏa ra từ đèn, vì thế để gìn giữ các tác phẩm/di vật đó một cách hợp lý, đèn LED Phenikaa Lighting là một lựa chọn tối ưu. 

1.png

(Nguồn ảnh: Internet)

Chiếu sáng bằng đèn LED giúp bảo quản tốt hơn các tác phẩm nghệ thuật/di vật lịch sử 
Để bảo quản các di vật lịch sử hoặc các tác phẩm nghệ thuật ít hư hại nhất có thể theo thời gian, chúng thực sự nên được giữ ở nơi mát, khô và trong bóng tối. Tuy nhiên đây là điều bất khả thi vì con người không thể chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật trong bóng tối. Trước khi đèn LED được phát triển đến mức tối ưu, đèn huỳnh quang hay đèn sợi đốt vẫn được sử dụng phổ biến cho chiếu sáng không gian nghệ thuật nhưng rồi tia UV, ánh sáng xanh và nhiệt độ phát ra từ đèn đã làm các tác phẩm hay di vật xuống cấp theo thời gian. 
Một ví dụ điển hình là bức tranh Hoa hướng dương của Van Gogh, dưới ánh đèn bảo tàng, màu vàng rực rỡ của hoa hướng dương mang tính biểu tượng của Vincent Van Gogh đã biến mất theo năm tháng. Sắc tố màu vàng mà Van Gogh đã sử dụng - chì cromat, thường được biết đến với tên gọi phổ biến là màu vàng chrome - đã tối đi rõ rệt khi tiếp xúc với ánh sáng, đến nỗi các nghệ sĩ cuối cùng đã chuyển hoàn toàn sang các sắc tố vàng khác nhau.

2.png

Bức tranh Hoa hướng dương của Van Gogh tại bảo tàng Van Gogh 
(Nguồn: Robbert Slagman/EPA)

Ánh sáng phát ra từ đèn LED Phenikaa không chứa tia UV và tia tử ngoại, đáp ứng tiêu chuẩn An toàn quang sinh học. Đây là một lợi thế rất lớn của việc sử dụng đèn LED cho hệ thống chiếu sáng của bảo tàng, trung tâm triển lãm. Các tác phẩm nghệ thuật dễ bị tác động sẽ không cần bộ lọc để bảo quản chúng khỏi tia hồng ngoại hoặc tia cực tím. Điều này chắc chắn sẽ nâng cao trải nghiệm hình ảnh của khách tham quan.
Hơn nữa, nhiệt lượng đèn LED Phenikaa phát ra thấp hơn nhiều so với đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang do có khả năng chuyển đổi điện năng thành quang năng cao hơn - mất mát năng lượng do tỏa nhiệt ít hơn, vì thế hạn chế được tác động nhiệt đến các tác phẩm và di vật.

Đèn LED sử dụng năng lượng hiệu quả hơn 

3.png

Ánh sáng đèn LED tại bảo tàng Manchester (Nguồn: Rob Martin (Time out)


Một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2008 tại Bảo tàng Manchester cho thấy 50% tổng chi phí tiêu thụ năng lượng là do hệ thống chiếu sáng của bảo tàng. Khi bảo tàng quyết định thay thế các đèn ống huỳnh quang bằng đèn LED và gắn các cảm biến chuyển động vào các bộ đèn trong toàn bộ quá trình thành lập, kết quả lượng điện tiêu thụ đã giảm được 89%. Việc này đã mang lại lợi nhuận từ khoản đầu tư ban đầu trong vòng 18 tháng ngắn ngủi. 

Đèn LED có khả năng chuyển đổi ~ 40% điện năng thành ánh sáng trong khi đèn sợi đốt chỉ có thể chuyển đổi ~ 5% điện năng, đèn huỳnh quang có thể chuyển đổi ~ 25% điện năng thành quang năng. Sản phẩm Phenikaa Lighting sử dụng Chip LED OSRAM - thương hiệu sản xuất Chip LED nổi tiếng đến từ Đức với hiệu suất chiếu sáng hàng đầu thế giới, do đó có khả năng duy trì chất lượng ánh sáng cao suốt 20.000 giờ, đáp ứng được 10.000 lần tắt bật, tiết kiệm > 85% so với bóng đèn sợi đốt.

Tuổi thọ đèn LED dài hơn
Đèn LED có tuổi thọ trung bình hơn 25.000 giờ, tương đương với số giờ tham quan bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật khoảng 10 năm. Trong khi đó đèn sợi đốt chỉ có thể hoạt động tốt trong khoảng 1.000 giờ và đèn huỳnh quang trung bình là 10.000 giờ. 

Paul Ruffles, giám đốc của cơ quan tư vấn Thiết kế & Công nghệ Chiếu sáng Anh giải thích: “Việc thay thế đèn tốn thời gian và chi phí. Thêm vào đó, việc thay đổi đèn có tác động đến khả năng tiếp cận các cuộc triển lãm và khiến các đối tượng gặp rủi ro. Đèn LED giúp giải quyết những vấn đề này."

4.png

Chỉ số hoàn màu vượt trội
Nhiều nhà thiết kế chiếu sáng có thể bày tỏ nghi ngờ về chất lượng kết xuất màu sắc của tác phẩm nghệ thuật khi được chiếu sáng bằng đèn LED. Tuy nhiên, công nghệ này đã phát triển nhảy vọt trong vài năm qua. Ngày nay, chỉ số hoàn màu của đèn LED cao hơn nhiều so với đèn huỳnh quang, lên tới hơn 90, giúp đem lại sự sống động, chân thực của hiện vật được chiếu sáng. 

5.jpg

Những bức tranh trở nên sống động dưới ánh sáng đèn LED có chỉ số hoàn màu vượt trội (ảnh free) 

Không chỉ là sáng, bền, độ hoàn màu cao, không tia UV, tỏa nhiệt ít mà đèn LED Phenikaa còn đem đến ánh sáng tự nhiên và cân bằng tốt cho mắt 
Đắm chìm trong không gian nghệ thuật với cảm giác nhẹ nhàng, tự nhiên đem lại cảm xúc và trải nghiệm trọn vẹn quả thật là điều khách tham quan nào cũng mong đợi. 

Với triết lý ''Chiếu sáng tự nhiên vì sức khỏe con người'', Phenikaa tự hào là thương hiệu chiếu sáng Việt Nam tiên phong đem đến trải nghiệm ánh sáng khác biệt cho người sử dụng thông qua việc nghiên cứu và phát triển thành công bí quyết công nghệ riêng của Phenikaa, kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ nguồn sáng và kỹ thuật chiếu sáng, tái tạo ánh sáng tự nhiên, tối ưu cho sức khỏe con người. 

6.png

Được thiết kế tối ưu cả về mặt quang học và quang sinh học, đèn Phenikaa Healthaa đồng thời cho ánh sáng tự nhiên rất gần với ánh sáng mặt trời (CRI 95+/100), chỉ số tái tạo màu đỏ R9 = 95/100 và vùng ánh sáng nhạy với tế bào hạch cảm quang (ánh sáng sinh học) được tăng cường (M/P = 1,04 – 1,18) giá trị thuộc nhóm cao nhất trong các đèn HCL hiện có trên thế giới. 

CRI > 90 và R9>= 90 là hai thông số tiêu biểu của một nguồn sáng chất lượng xuất sắc, giúp truyền tải chân thực và sống động màu sắc mọi vật là những chỉ số thích hợp để sử dụng cho bảo tàng, phòng trưng bày hay các văn phòng nghệ thuật để đem đến cảm nhận chân thực về tác phẩm, hình ảnh trưng bày.

Xem thêm: tác động ánh sáng lên tâm lý con người