Thiết kế chiếu sáng không gian phòng tắm hiệu quả

21/07/2023

Phòng tắm được coi là không gian thư giãn tại gia, như một phòng spa thu nhỏ nên đòi hỏi có những quy tắc riêng trong việc thiết kế. Thực tế phòng tắm, phòng vệ sinh ít được quan tâm, thường bố trí ở những nơi mang tính chất tận dụng, ẩm thấp, ít lấy được ánh sáng tự nhiên. Vì vậy việc thiết kế ánh sáng cho phòng tắm là vô cùng cần thiết. Cùng Phenikaa Lighting tìm hiểu về tầm quan trọng cũng như các quy tắc thiết kế ánh sáng cho phòng tắm qua bài viết dưới đây!

1.png

1. Tầm quan trọng của ánh sáng trong phòng tắm

Ánh sáng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong một không gian và trong phòng tắm cũng không ngoại lệ. Phòng tắm là không gian đa chức năng, là nơi thường xuyên sử dụng, nơi giúp bạn thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng. Tuy nhiên ánh sáng trong phòng tắm thường bị lãng quên và không được đầu tư kỹ lưỡng. Việc thiết kế ánh sáng cho phòng tắm hiệu quả sẽ mang lại hiệu ứng tốt, không chỉ giúp cung cấp đầy đủ ánh sáng cho toàn bộ không gian để trang điểm, cạo râu,...mà còn giúp không gian phòng tắm luôn thông thoáng, tạo nơi thư giãn thoải mái, cải thiện tâm trạng của bạn.

2.pngViệc thiết kế ánh sáng cho phòng tắm hiệu quả sẽ mang lại hiệu ứng tốt, tạo cảm giác thoải mái, thư giãn

2. Các loại ánh sáng phổ biến cho không gian phòng tắm

Phòng tắm đầy đủ ánh sáng sử dụng sự kết hợp của nhiều ánh sáng khác nhau để tạo ra một không gian thoải mái, thư giãn. Ánh sáng phòng tắm nên cân bằng giữa ánh sáng xung quanh và ánh sáng chức năng. Các hiệu ứng ánh sáng cơ bản làm hài hòa bầu không khí trong phòng tắm, giúp tạo cảm giác thoải mái cho thị giác, được phân thành các lớp: ánh sáng xung quanh, ánh sáng chức năng và ánh sáng điểm nhấn.

Ánh sáng xung quanh
  • Mục đích: cung cấp ánh sáng tổng thể cho không gian phòng tắm, giúp bạn di chuyển an toàn.
  • Loại đèn thích hợp để lắp đặt là đèn âm trần, đèn ốp trần,...

3.pngĐèn LED Downlight ốp nổi Phenikaa với hiệu suất chiếu sáng cao, cung cấp ánh sáng cho toàn bộ không gian phòng tắm

Ánh sáng chức năng
  • Là ánh sáng phục vụ các công việc cụ thể như trang điểm, cạo râu, thay quần áo,...
  • Mẹo: tránh lắp đèn phía trên gương mà lắp ở hai bên gương bởi khi lắp đèn trên gương thì ánh sáng chiếu mạnh vào trán khiến mắt, mũi, cằm của bạn bị khuất bóng. Ánh sáng này không những không hiệu quả cho việc trang điểm, cạo râu, chăm sóc răng miệng,... mà còn khiến bạn trông già hơn tuổi.

4.pngSử dụng đèn LED Bulb Phenikaa cho khu vực bàn trang điểm giúp cân đối ánh sáng tại khu vực này

Ánh sáng điểm nhấn
  • Chiếu sáng điểm nhấn giống như ánh sáng tâm trạng, nó phụ thuộc vào sở thích của chủ nhân.
  • Mục đích: tạo điểm nhấn, làm nổi bật một tác phẩm nghệ thuật, nổi bật các yếu tố đặc trưng của bồn tắm mà bạn muốn thể hiện, chẳng hạn như gạch lát, bồn rửa thủy tinh đẹp hay tạo ánh sáng theo tâm trạng để tạo sự thoải mái, thư giãn.

5.pngSử dụng đèn LED Spotlight gắn trần Phenikaa giúp làm nổi bật, tạo điểm nhấn cho các bức tranh trang trí hay đồ decor

3. Loại ánh sáng tốt nhất cho phòng tắm

  • Đèn phòng tắm hiệu quả nhất đáp ứng việc tiết kiệm năng lượng, có khả năng chịu được ẩm ướt, màu ánh sáng mát mẻ, dịu nhẹ.

6.pngĐèn LED được biết đến vì độ bền cao, sử dụng năng lượng thấp, chúng không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, tỏa nhiệt thấp,... nên rất thích hợp cho lắp đặt ở phòng tắm.

  • Nhiệt độ màu: Loại nhiệt độ màu thích hợp cho phòng tắm đó là trắng ấm (2700K - 3000K), trắng tự nhiên (3500K - 4500K), ánh sáng trắng ngày (5000K - 6000K).
  • Chỉ số kết xuất màu (CRI): CRI của bóng đèn nói đến khả năng chiếu sáng hoặc hiển thị đầy đủ các màu sắc trong quang phổ. CRI được đánh giá từ 0-100 điểm với 100 điểm gần nhất với ánh sáng ban ngày tự nhiên. Trong phòng tắm, CRI 90-100 là tốt nhất để chúng ta có thể nhìn thấy chính xác màu sắc của da, tóc và quần áo với độ chính xác màu tốt nhất có thể.

4. Cách bố trí ánh sáng trong phòng tắm

4.1 Khu vực bàn trang điểm

Đối với khu vực trang điểm, nên ưu tiên ánh sáng trắng. Bạn nên chọn những kiểu đèn phù hợp, đặt cả 2 bên và không quá cao so với gương, đặt ở vị trí khi bạn ngồi vào bàn trang điểm hoặc cao hơn sàn nhà từ 1,5m đến hơn 1,6m và dao động tùy vào vị trí và kích cỡ của gương, công suất khoảng 150W.

7.pngSử dụng đèn LED ánh sáng trắng tại khu vực bàn trang điểm giúp bạn nhìn rõ màu sắc của vật thể

Bạn nên tránh đặt đèn ở vị trí cố định trên trần, ngay phía trên gương soi, điều này sẽ gây lóa hay khó chịu cho mắt khi soi gương.

4.2 Khu vực buồng tắm và buồng vệ sinh

Mọi người thường nghĩ ở khu vực này chỉ cần một đèn chiếu sáng cố định là ổn, nhưng thực tế thì thường cần tới hai. Tốt nhất nên chiếu sáng bằng nhau hoặc ở cả hai đầu của bồn tắm. Với vòi hoa sen có kích thước 3x3ft hoặc 3x4ft, bạn có thể sử dụng một thiết bị cố định, nhưng nếu kích thước nó lớn hơn, bạn sẽ cần nhiều hơn. Và không giống như khu vực bàn trang điểm, để đảm bảo an toàn, bạn không nên đặt đèn chiếu sáng trực tiếp nơi bạn đang đứng dưới vòi hoa sen. 

8.pngNên tính toán số lượng đèn cần dùng để tránh lãng phí hoặc thiếu sáng khu vực buồng tắm và buồng vệ sinh

Nếu buồng tắm có diện tích nhỏ và có vách ngăn bằng kính, bạn có thể sử dụng chung đèn với khu vực buồng vệ sinh. Khi đó đèn chiếu sáng đặt cố định trên tường hoặc trần nhà là lựa chọn tối ưu cho bạn. Còn nếu, bạn đề cao tính thẩm mỹ hơn thì những kiểu đèn có điện áp thấp và nhỏ gọn lại phù hợp. 

4.3 Trần phòng tắm và khu vực xung quanh

Những kiểu đèn âm trần có tác dụng thay thế ánh sáng tự nhiên. Một đèn chiếu sáng chính đặt ở vị trí trung tâm trên trần nhà là sự lựa chọn phù hợp cho không gian kín, không có cửa sổ hay không gian mở bên ngoài.

9.pngĐèn LED nổi trần Phenikaa được đặt trung tâm trên trần nhà giúp tối ưu hiệu quả chiếu sáng, tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại hiệu ứng chiếu sáng tốt, thân thiện và an toàn.

Bên cạnh đó, dựa vào sự thiết kế và sự kết hợp đèn chiếu điểm với các vật dụng trang trí khác sẽ làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian phòng tắm.

5. Lưu ý khi chọn mua đèn LED phòng tắm

Khi chọn mua, người dùng nên lưu tâm một số vấn đề dưới đây để đảm bảo lựa chọn được sản phẩm hài lòng nhất, cụ thể: 

  • Đèn cần phù hợp với phong cách thiết kế: Người dùng nên lựa chọn thiết kế phù hợp với bố trí nội thất, kiểu dáng căn phòng,... để tạo nên một phong cách thống nhất. Thêm nữa, người dùng có thể kết hợp với chụp đèn, cây đèn để tạo sự đa dạng, tăng hiệu quả trang trí cho không gian. 
  • Chọn loại có quang thông, hiệu suất chiếu sáng phù hợp: Người dùng nên chọn quang thông dựa theo độ rọi tiêu chuẩn của phòng, độ rọi càng cao thì chọn loại có quang thông càng lớn và ngược lại. 
  • Chọn màu đèn thích hợp với không gian: Màu đèn là màu ánh sáng phát ra khi đèn hoạt động, phụ thuộc vào nhiệt độ màu được thiết kế sẵn. Người dùng nên cân nhắc kỹ màu đèn vì ảnh hưởng tương đối lớn đến tâm lý người sử dụng. Nếu cảm thấy khó lựa chọn, người dùng có thể tìm mua các dòng đèn chuyển màu. 
  • Chọn mua của thương hiệu uy tín: Thương hiệu uy tín sẽ có chính sách bảo hành và cam kết về chất lượng, tuổi thọ đèn. Ví dụ: Phenikaa thực hiện chính sách 1 đổi 1 trong thời hạn suốt 24 tháng sau khi mua đèn nếu phát hiện lỗi của nhà sản xuất. Như vậy, người dùng chỉ cần yên tâm sử dụng, mọi sai sót về kỹ thuật đều được cam kết xử lý và bồi thường thỏa đáng. 

10.jpgSử dụng đèn LED Phenikaa giúp không gian của bạn luôn tươi mới, đáp ứng tốt nhất nhu cầu về thị giác và phi thị giác, mang đến trải nghiệm chiếu sáng khác biệt cho người dùng

Với triết lý ‘’Chiếu sáng tự nhiên vì sức khỏe con người’’, PHENIKAA LIGHTING tự hào là thương hiệu chiếu sáng Việt Nam tiên phong đem đến trải nghiệm ánh sáng khác biệt cho người sử dụng thông qua việc nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ chiếu sáng tự nhiên Phenikaa Natural TrueCircadian, được kết hợp từ việc phát triển nguồn sáng lấy con người làm trung tâm, các giải pháp chiếu sáng ưu việt cùng với các giải pháp công nghệ thông minh 4.0 nhằm tái tạo ánh sáng tự nhiên trong không gian sống, đáp ứng tốt nhất nhu cầu về thị giác, tối ưu hiệu quả ánh sáng, đồng thời mang lại những lợi ích về cảm xúc, thẩm mỹ và tâm sinh lý của con người.